Trang chủ » Thông tin » Chuyên gia mách nhỏ »

Chuyên gia mách nhỏ

Kháng sinh tetracycline và những lưu ý về tác dụng phụ

Tetracycline là một kháng sinh thuộc thế hệ kháng sinh cũ được tìm ra, từ năm 1948, nhưng cho đến nay nó vẫn là một kháng sinh tốt. Trong quá trình sử dụng dù tỷ lệ kháng lại kháng sinh này khá nhiều nhưng nó vẫn là một kháng sinh công hiệu và chưa thể […]

Mua thuốc online: Rước họa

Chỉ cần nhấp chuột, người bệnh dễ dàng mua được tất cả các loại thuốc từ thông thường đến đặc trị mà không phải tốn công đi lại và không cần cả chỉ định hay kê toa của bác sĩ. Đáng nói việc bất chấp lệnh cấm, bán thuốc online này đang và tạo ra không ít hệ lụy.

Cấp cứu vì dùng thuốc sai chỉ định Ảnh: L.N.

Sử dụng thuốc an toàn và hợp lý trong dự phòng cũng như điều trị

1. Thuốc chống nôn dạng uống

Nôn là một phản xạ của cơ thể để tống thức ăn trong dạ dày lên thực quản rồi trào ra miệng.Nôn cũng là triệu chứng của nhiều bệnh cảnh khác nhau như bệnh về đường tiêu hóa; bệnh đường hô hấp; bệnh tại hệ thống thần kinh trung ương; phụ nữ có thai bị “ốm nghén”… Vì thế, việc sử dụng thuốc chống nôn không hợp lý có thể che lấp triệu chứng của bệnh…

Một số thuốc chống nôn thường dùng

– Domperidone (motilium M, modom-S …): Thuốc điều chỉnh rối loạn chức năng tiêu hóa: ngăn chặn dopamin ngoại biên, làm thay đổi chức năng dạ dày ruột nên có tính chống nôn dùng trị triệu chứng buồn nôn, nôn, cảm giác trướng và nặng bụng, khó tiêu sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống ruột, trào ngược dạ dày – thực quản. Thường dùng dưới dạng viên nén, thuốc cốm sủi bọt dành cho người lớn; hỗn dịch uống dành cho trẻ em, trẻ còn bú. Vì thuốc chuyển hóa qua gan, thận nên phải hết sức thận trọng khi dùng cho người suy gan, thận. Gần đây, người ta phát hiện thấy domperidon gây hiện tượng xoắn đỉnh (cơn nhịp tim nhanh có thể gây đột tử), nhất là khi dùng chung với một số thuốc như erythromycin, clarithromycin.

Tránh xa thuốc quá hạn

 

Hạn sử dụng của một loại dược phẩm được hãng bào chế quyết định nhằm bảo đảm trước ngày hết hạn, thuốc có hiệu lực ở mức cao nhất.

Dược phẩm cũng như tất cả các loại hóa chất đều bị biến chất theo thời gian, thuốc dạng lỏng dễ tách lớp, nhiễm khuẩn; thuốc dạng rắn dễ bị sứt mẻ, thậm chí có thể tơi rã thành bột.

Hạn sử dụng của hãng bào chế đưa ra nhằm bảo đảm nếu trước thời gian đó mà thuốc có biểu hiện biến chất thì người tiêu dùng được hoàn trả hoặc bồi thường. Còn nếu như sau ngày hết hạn sử dụng mà thuốc biến tính, biến chất thì người tiêu dùng sẽ không được bồi hoàn. Đôi khi các hãng dược phẩm cũng trừ hao ngày hết hạn sớm hơn nhằm bảo đảm tuyệt đối về chất lượng cũng như doanh thu.

 

Trong thực tế, vẫn có nhiều loại thuốc đã quá hạn sử dụng được ghi trên vỏ hộp. Một nghiên cứu do Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) thực hiện vào năm 2000 cho thấy nhiều loại thuốc vẫn còn hiệu lực sau khi đã quá hạn sử dụng nhiều năm. Tuy nhiên, FDA khuyến cáo đừng bao giờ sử dụng thuốc quá hạn vì sẽ đối mặt nhiều rủi ro khôn lường.

(ảnh minh họa)

Phụ huynh tự làm… bác sĩ

 

Nhiều trẻ phải nhập viện do ngộ độc, dị ứng vì những toa thuốc mà cha mẹ, người thân… tự kê. Thói quen tự làm… bác sĩ rất nguy hiểm.

Thấy đứa con 5 tuổi bị sốt và nổi những vết ban đỏ trên da, chị Nguyễn Hà M. (quận 8 – TPHCM) vội ra nhà thuốc mua mấy viên Clopheniramine và vài loại kháng sinh về cho con uống.

Hiểm họa từ toa thuốc tự kê

“Hồi tháng trước, tôi bị nổi mày đay do dị ứng thức ăn, bác sĩ (BS) cho mấy loại thuốc này. Hiện nay, bệnh viện (BV) nhi đông lắm, mua thuốc về uống cho tiện” – chị M. phân trần. Không ngờ, đến hôm sau, bệnh của bé lại diễn tiến nặng nề hơn, trên hồng ban xuất hiện mụn nước, ăn uống không được và sốt cao. Lúc này chị mới tá hỏa đưa bé đến BV Nhi Đồng 1 TPHCM.

“Đâu ngờ cháu bị bệnh tay chân miệng, BS nói lên đến độ 2B, nhập viện trễ nên suýt nữa thì nguy, thậm chí mấy viên thuốc tôi mua cho cháu còn làm cho bệnh nặng thêm vì không hợp với trẻ em và quá liều” (chị M. đã mua theo toa BS kê cho mình – dành cho người lớn). Rất may, sau vài ngày điều trị, bệnh của con trai chị đã thuyên giảm.

BS Nguyễn Minh Tiến, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực – chống độc kiêm Trưởng Khoa Sốt xuất huyết, BV Nhi Đồng 1, cho biết: BV đã nhiều lần tiếp nhận các cháu bé bị ngộ độc, dị ứng thuốc hay rơi vào tình trạng nguy hiểm vì không được điều trị đúng bệnh kịp thời.

 

Thường gặp là ngộ độc thuốc chống nôn Metoclopramide. “Thuốc này được bán dưới dạng viên 10 mg, trong khi liều dùng phù hợp là 0,1 mg/kg trọng lượng cơ thể. Nhiều bé chỉ nặng khoảng hơn 10 kg, người nhà bẻ 1/4 hay 1/2 viên cho uống đã là quá liều rất nhiều. Trẻ uống thuốc này quá liều sẽ ưỡn cổ, trợn mắt, ưỡn người, gồng, tăng trương lực cơ…” – BS Tiến giải thích.

Hướng dẫn phụ huynh sử dụng thuốc tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 – TPHCM

“Sưu tầm” toa thuốc: Tối kỵ!

Khá nhiều người khi bệnh có dấu hiệu tái phát với các triệu chứng na ná như trước thì tự lấy toa cũ bác sĩ kê mua thuốc về dùng; hoặc dùng đơn thuốc của người khác và hiện đang phổ biến là tình trạng tự dùng thuốc qua thông tin trên mạng internet.

(ảnh minh họa)

Nên “né” phthalates

(Ảnh minh họa)

Trong bao viên có chứa nhiều phthalates – chất có thể gây rối loạn hormone, ảnh hưởng sinh sản, tổn hại não thai nhi

Uống cao hổ, khổ gan thận

Người bán thường ca ngợi lợi ích của cao hổ cốt trong điều trị các bệnh xương khớp, chống viêm, giảm đau, giúp xương gãy phục hồi, tai biến mạch máu não, cường dương, khoẻ sức, thọ lâu… Người bệnh nếu tin thì bỏ khối tiền ra mua, mà không biết đã có nhiều trường hợp suy gan, thận do dùng cao hổ cốt không đúng cách.

Cao hổ cốt được rao bán trên mạng internet. Ảnh: T.L

Xôn xao “thần dược” nấm lim xanh trị bách bệnh

Không ít người cất công vào tận nơi để tìm mua bằng được nấm lim xanh với hy vọng trị được căn bệnh nan y quái ác…

Nấm lim xanh quảng bá tràn lan… Ảnh: L.X

Trang bị tủ thuốc gia đình

Thuốc là sản phẩm đặc biệt liên quan đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng con người, nên cần phải cất giữ, bảo quản tốt chứ không thể để bừa bãi, lẫn lộn với mọi thứ vật dụng khác trong gia đình. Tốt nhất, thuốc cần được giữ nơi gọi là “Tủ thuốc gia đình”.