Trang chủ » Thông tin » Thông tin trong ngành »

Thông tin trong ngành

Bác sĩ viết chữ xấu có thể khiến bệnh nhân tử vong

Chữ viết của giới bác sĩ luôn mang đến những rắc rối cho người bệnh, đặc biệt là mua thuốc theo kê đơn, có thể khiến người bệnh sử dụng sai thuốc hoặc không đúng liều.

Bác sĩ viết chữ xấu là một vấn nạn ở Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác (Nguồn: AFP)

Thuốc nội “dìm” nhau

Không thể không nói đến lý do nội tại khiến thuốc nội yếu thế trên thị trường: Đó là tình trạng sản xuất cạnh tranh không lành mạnh. Muốn có lợi nhuận xổi nên các Cty sẵn sàng “thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào”.

Nhiều bệnh nhân vẫn sính dùng thuốc ngoại.

Tự mua thuốc trị cảm, bé gái bị sốc phản vệ

 

Thấy trong người mệt mỏi, có biểu hiện sốt kèm theo những cơn ho bé P.U. đã tự đi mua thuốc về uống. Chưa đầy hai tiếng sau, bệnh nhi đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

 

Thông tin từ bệnh viện Nhi Đồng 1 – ngày 15/9 cho biết, bệnh viện này vừa tiếp nhận điều trị cho trường hợp của bé gái P.H.P.U. (11 tuổi, ngụ tại quận 3, TPHCM). Bé nhập viện trong tình trạng lừ đừ, tay chân lạnh, mạch và huyết áp rối loạn…

Nhờ được điều tị tích cực bé gái đã qua được nguy kịch

Giám sát giá thuốc đấu thầu: Quá khó!

 

Lâu nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) đại diện cho người bệnh chi tiền mua thuốc nhưng trong tình trạng chạy theo thanh toán chứ không được tham gia lựa chọn về chất lượng và giá cả. Trong khi đó, nhiều loại thuốc cung ứng vào bệnh viện (BV) chênh lệch rất lớn với cùng một sản phẩm khiến người bệnh không biết đâu là giá thực.

Chiêu” chỉ định thầu

Bà Nguyễn Thị Yến, Phó ban Dược và Vật tư y tế (BHXH Việt Nam) cho biết, trong quá trình đấu thầu, thuốc được lựa chọn lại phụ thuộc vào mối quan hệ của bên tham gia thầu với phía xét thầu. Bên gọi thầu sẽ đưa ra các tiêu chí với các chi tiết cụ thể về đặc điểm nhằm nhắm đến sản phẩm mà chỉ riêng hãng đó có.

 

Phía xét thầu cũng đưa một số tiêu chí đánh giá do chủ quan của người có “thẩm quyền” xét thầu nhằm chỉ số ít, thậm chí chỉ một nhà thầu đáp ứng (ví dụ như tiêu chí: có chi nhánh trên khắp các huyện/thành phố; có tham gia dự trữ thuốc phòng chống thiên tai trong tỉnh).

Khó biết đâu là giá thật khi một loại thuốc được đấu thầu với giá khác nhau – Ảnh: Ngọc Thắng

Ginkgo biloba không có tác dụng phòng Alzheimer

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Pháp đăng trên tạp chí The Lancet Neurology đã chỉ ra rằng thảo dược ginkgo biloba (cây bạch quả) của Trung Quốc, vốn được quảng bá là có tác dụng cải thiện trí nhớ và làm gia tăng độ minh mẫn, không hề có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh Alzheimer.

Thảo dược ginkgo biloba

Ấn Độ mở rộng kiểm soát giá thuốc

Ấn Độ đang có kế hoạch mở rộng phạm vi kiểm soát giá dược phẩm, nhiều khả năng sẽ gây khó cho các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia đang kinh doanh tại nước này.

Kiểm soát giá các loại biệt dược đầu tiên sẽ giúp người dân, đặc biệt là người nghèo, tiếp cận với các loại thuốc mới với mức giá phải chăng, tuy nhiên điều này cũng làm hạn chế quá trình nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới. Ảnh: AP

Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường dược phẩm

 

Song song với sự phát triển đa dạng, phong phú của các sản phẩm dược trên thị trường là sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt của các DN dược.

Cạnh tranh gay gắt

Tiên phong phải kể đến Dược phẩm Traphaco với Hoạt huyết Dưỡng não đã từng làm mưa làm gió trên thị trường đầu những năm 2000 và dường như không có đối thủ. Sau này, rất nhiều Cty có các sản phẩm cùng chủng loại. Các sản phẩm quảng cáo đập vào mắt vào tai hàng ngày tính sơ sơ đã có hàng chục nhãn hàng mang tên Hoạt huyết Dưỡng Não…

Đó là chưa kể đến các sản phẩm tên khác đi một chút nhưng tính năng, tác dụng na ná nhau như: Tuần hoàn Não Thái Dương , Hoạt huyết Nhất Nhất, Hoạt huyết Minh Não Khang. Nhiều sản phẩm hoạt huyết mới được quảng cáo rầm rộ khiến độ “hot” của hoạt huyết dưỡng não gắn với thương hiệu Traphaco suy giảm và vinh quang một thuở cũng chìm dần vào quá khứ. Tương tự, các sản phẩm chữa bệnh viêm khớp, viêm đại tràng, tiểu đường…vốn là các bệnh khó chữa cũng ngày càng nhiều và vì thế mà chẳng có sản phẩm nào chiếm vị trí độc tôn như Hoạt huyết Dưỡng Não tạo nên hoàng kim một thời của Traphaco.

 

“Miếng bánh” thị trường ngày một thu hẹp, các DN dược nhỏ lẻ, không có một chiến lược dài hơi, không có sức cạnh tranh đều bị loại ra khỏi cuộc chơi. Ngay cả những DN lớn, có nhà máy sản xuất, có bộ phận kinh doanh và làm thương hiệu rầm rộ cũng không tránh khỏi việc doanh số bị suy giảm.

Thụy Sĩ mong muốn hợp tác với VN lĩnh vực y dược

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm một cơ sở y tế và

dược phẩm Thụy Sĩ ở thành phố Basel. (Nguồn: phân xã Geneva)

Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, ngày 31/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm một số cơ sở y tế và dược phẩm Thụy Sĩ ở thành phố Basel nhằm tìm hiểu cơ hội hợp tác và kinh nghiệm đào tạo.

Thảm họa y tế khiến 10.000 trẻ dị tật

 

Thuốc Thalidomide được quảng cáo là có tác dụng an thần, giảm cảm giác ốm nghén khó chịu, dùng được cho phụ nữ mang thai, bị cáo buộc là tác nhân gây dị tật bẩm sinh trên 10.000 trẻ em thuộc nhiều quốc gia.

 

Phát biểu trên AFP hồi cuối tuần qua, ông Harald Stock, Giám đốc điều hành Tập đoàn dược phẩm Grunenthal (đơn vị sản xuất thuốc Thalidomide) đã chính thức lên tiếng xin lỗi về vụ việc bê bối trên. Sau đó công ty đã cho xây dựng một tượng đài tưởng niệm các nạn nhân của Thalidomide ở Stolberg, miền Tây nước Đức, nơi công ty đặt trụ sở.

Nhiều trẻ em bị dị tật bẩm sinh do sản phụ uống thuốc Thalidomide khi mang thai. Ảnh: AFP.

Thuốc tân dược bị “làm giá” tinh vi

(ảnh minh họa)

Những ngày gần đây, các công ty dược lại điều chỉnh giá thuốc, nhiều loại thuốc tăng đến trên 40%.