Trang chủ » Thông tin » Thông tin trong ngành »

Thông tin trong ngành

Ban hành hướng dẫn mới chẩn đoán, điều trị bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa Đông Xuân, có thể xuất hiện ở người lớn. Ngày 18/4, Bộ Y tế đã có quyết định Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi. Hiện bệnh […]

Người bệnh “cõng” giá thuốc

Năm 2013, Quỹ Bảo hiểm y tế đã chi trả 42.000 tỷ đồng cho người bệnh có thẻ bảo hiểm, trong đó tiền thuốc chiếm khoảng 25.000 tỷ đồng. Với sự giám sát của cơ quan bảo hiểm xã hội, chi phí sử dụng thuốc ở các bệnh viện đã giảm tới 1.700 tỷ đồng, […]

Nhiều giải pháp quyết liệt nâng cao y đức, chất lượng khám chữa bệnh

Giải pháp nào để nâng cao y đức của cán bộ y tế; nâng cao chất lượng y tế cơ sở và giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên; công tác đảm bảo ATVSTP; hiệu quả của Đường dây nóng y tế; hạn chế tai biến y khoa… là những vấn đề được các […]

Chất lượng thuốc và việc quản lý

Sản phẩm thuốc đã xác định là một loại hàng hóa đặc biệt cần phải được các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ về mặt chất lượng để làm sao bảo đảm những loại thuốc sử dụng có hiệu lực và an toàn cho người dùng. Thực tế thời gian qua, việc quản […]

Lo thuốc rẻ tiền, kém chất lượng tràn vào bệnh viện

Bệnh viện Việt Đức lần đầu tiên tổ chức đấu thầu công khai theo cơ chế mới của Bộ Y tế và mời báo chí chứng kiến với mong muốn tránh mua phải thuốc giá rẻ, chất lượng kém. Gói thầu trị giá hơn 200 tỷ đồng, cung cấp tất cả các loại thuốc cho […]

Thu chứng chỉ của dược sĩ vụ bệnh nhân chết vì tiêm thuốc

Tiếp tục làm rõ vụ bệnh nhân tử vong sau khi tiêm thuốc hen suyễn tại tiệm thuốc tây, cơ quan chức năng đã thu hồi chứng chỉ hành nghề của dược sĩ có liên quan. Gia đình tổ chức an táng cho bệnh nhân Hôm nay (8-4), Phó giám đốc Sở Y tế Nghệ […]

Tràn lan thuốc kém chất lượng

Hàng chục loại thuốc chữa bệnh được thông tin sản xuất đạt chuẩn thế giới nhưng những phát hiện mới đây cho thấy chất lượng không như thực tế.

Thuốc kém chất lượng bị phát hiện. Ảnh: L.N.

Bệnh HIV/AIDS có thể kiểm soát được

So với các bệnh đái tháo đường, viêm gan siêu vi,… tuổi thọ người nhiễm HIV được điều trị tốt đang nâng lên. Vì vậy, HIV/AIDS không còn là một bệnh tử hình, mà trở thành một bệnh mạn tính có thể kiểm soát được.

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước có thêm 4.376 trường hợp mới nhiễm HIV; 2.029 bệnh nhân AIDS và 733 người tử vong do AIDS. Tổng số người mắc căn bệnh trên tại Việt Nam hiện là 213.413 người nhiễm HIV còn sống, trong đó 63.373 người đang ở giai đoạn AIDS. Tích lũy tử vong do HIV/AIDS từ khi dịch xâm nhập là 65.133 người.

Mặc dù, số người nhiễm HIV/AIDS và tử vong giảm so với cùng kỳ năm 2012 nhưng hình thái lây truyền HIV ở độ tuổi lao động (tập trung chủ yếu trong nhóm tuổi 30 đến 39) chiếm tỷ lệ cao. Nguy cơ lây truyền qua đường tình dục không an toàn đang có chiều hướng cao hơn so với lây truyền qua đường máu.

Bệnh nhân HIV/AIDS đã nhiều thuận lơi để tiếp cận với thuốc điều trị

Loạn … “thần dược”!

Nhiều loại cây cỏ sau khi được đồn thổi là “thần dược” đã bị người ta ráo riết săn tìm về bán hoặc sử dụng. Núi rừng bị tàn phá tan hoang, trong khi ngành y tế chưa kết luận gì về khả năng trị bệnh của chúng.

Như đã thông tin, vì uống rượu ngâm “thần dược” là rễ cây mật nhân được cho là chữa chứng yếu sinh lý, đau nhức chân tay…, một người đàn ông ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã tử vong, một người khác đang trong tình trạng nguy kịch. Việc người dân nghe theo lời truyền tụng chẳng rõ thực hư về khả năng chữa bệnh thần kỳ của một số loài cây cỏ rồi đổ xô săn lùng về bán hoặc sử dụng đã diễn ra lâu nay ở nhiều nơi.

Người dân xã Đắk P’lao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đào tìm “cây bá bệnh” mật nhân. Ảnh: CAO NGUYÊN

Những phương thuốc sai lầm… chết người

Thuốc được hiểu là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể. Nhưng những loại thuốc dưới đây không những không chữa được bệnh mà còn gây thêm bệnh.

Sáp paraffin căng da và nâng ngực

Ngày nay, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thường sử dụng botox và collagen để xóa nếp nhăn và trẻ hóa khuôn mặt, đồng thời dùng silicon để nâng ngực giúp chị em phụ nữ có vòng 1 đầy đặn, cân đối và thẩm mỹ. Nhưng lịch sử phẫu thuật thẩm mỹ đã có từ trước những năm 1900. Lúc này, để làm căng da, xóa nếp nhăn, các bác sĩ đã tiêm sáp paraffin vào khu vực nhiều nếp nhăn và trong phương pháp nâng ngực cũng sử dụng paraffin bơm trực tiếp vào vòng 1 để tăng kích cỡ. Kết quả, hàng loạt bệnh nhân nữ sau khi sử dụng phương pháp này bị nhiễm khuẩn, ở những vùng da mặt tiêm paraffin hình thành u, cục gây đau đớn. Với những nỗ lực phát triển vòng 1, việc tiêm paraffin khiến ngực của chị em trở nên cứng đờ, méo mó và kém hấp dẫn hơn nhiều so với trước khi phẫu thuật thẩm mỹ. Ngày nay, sáp paraffin thường được dùng để làm đẹp cho chị em phụ nữ nhưng không phải căng da và nâng ngực mà dùng để tẩy lông.

Tiêm paraffin vào ngực có thể làm ngực nổi u, cục.