Trang chủ » Thông tin » Thông tin thuốc an toàn » Lựa chọn thuốc an toàn khi bị ho

Lựa chọn thuốc an toàn khi bị ho

Ho là động tác thở hắt mạnh, bật phát qua thanh môn đóng kín một cách cưỡng bức, làm thanh môn đột ngột mở ra, tống không khí cùng với những chất không mong muốn (gây vướng mắc khó chịu) ra ngoài khí quản. Đó là một cơ chế sinh lý bảo vệ cơ thể, nhưng cũng là triệu chứng của một số bệnh.

Các nguyên nhân gây ho gồm lao phổi, viêm phổi, hen suyễn, tâm phế mạn, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn (COPD), giãn phế quản, áp-xe phổi, tràn khí màng phổi, bệnh do virus, hút thuốc… Phần lớn trường hợp ho do viêm nhiễm vi khuẩn cấp tính (tai mũi họng, răng hàm mặt, phế quản, phổi…), do kích ứng, dị ứng và cả dị vật.

Hiện có nhiều loại thuốc trị ho (chưa kể Đông dược), có thể phân ra các nhóm chính sau:


Các loại thuốc tây được sử dụng điều trị ho

Nên lựa chọn thuốc điều trị ho sao cho an toàn

1. Thuốc trị ho có tác dụng trung tâm: Qua hệ thần kinh trung ương, thuốc làm tăng ngưỡng của trung tâm ho ở não đối với phản xạ gây ho; hoặc qua hệ thần kinh ngoại biên làm giảm độ nhạy cảm của các thụ thể ở khí quản. Một số thuốc có tác dụng làm tê hay giảm đau trên thụ thể, bảo vệ thụ thể chống các kích thích hoặc gây giãn phế quản. Các thuốc đó là: codein, pholcodin, dextromethorphan, clobutanol, dropropizin, eprazinon, với các biệt dược Terpicod, Paderyl, Nospan, Maxcom… Các thuốc nhóm này, nhất là codein, pholcodin, dextromethorphan, không được dùng cho người suy hô hấp, hen suyễn, trẻ em, người nuôi con bú.
2. Thuốc long đờm: Gồm ipecacuanha, muối amoni, muối iod, một số tinh dầu như cajiput, bạc hà, gừng, natri benzoat, terpin. Các biệt dược: Ho long đờm, Acodin, Terpicod, Passedyl, Pulmonal, Terpin…

3. Thuốc tiêu chất nhầy: Làm thay đổi cấu trúc niêm dịch, giảm độ nhớt, dễ đào thải. Đó là các hoạt chất autylcystein, carbocystin, metylcystein, mesna… Các biệt dược: ACC, Acemuc, Turant, Rhinathiol, Mucusan… Nhóm thuốc này có thể gây tràn dịch phổi (ngập) và phá hỏng lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cần thận trọng với người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng. Thuốc cũng không nên dùng cho người có thai 3 tháng đầu thai kỳ và người nuôi con bú.

4. Thuốc giống giao cảm: Có tác dụng chủ vận alpha, gây nên co mạch niêm mạc mũi, trị sung huyết. Thuốc dùng toàn thân như phenylephrin, pseudoephedrin… hoặc tại chỗ như naphazolin.

5. Các thuốc kháng histamin: Có tác dụng làm dịu, trị ho và làm giảm dẫn truyền thần kinh cholinergic, làm giảm tiết dịch mũi (viêm mũi, chảy nước mũi vào họng khí quản gây ho). Nhóm thuốc này có diphenhydramin, chlorpheniramin… Các biệt dược: Toptusan, Toplexil, Tiffy, Rhumenol… Thuốc có tác dụng phụ là gây ngủ ban ngày, rất bất lợi cho nhiều công việc như vận hành máy, lái tàu xe, làm việc trên cao hoặc nơi nguy hiểm. Tuy nhiên, dùng về đêm lại có lợi. Thuốc không dùng cho người ho có đờm vì có thể gây ra những cục đờm tắc nghẽn, không dùng cho người hen suyễn.

6. Các thuốc làm dịu: Có tác dụng ngoại biên gián tiếp, bao lấy các thụ thể thần kinh cảm giác ở họng như cam thảo, mật ong, sucrose sirô. Nói chung các thuốc này dùng an toàn. Tuy nhiên, không nên dùng bất kỳ loại mật ong nào cho trẻ em dưới 1 tuổi.

7. Các thuốc tê: Tác dụng gián tiếp trên các thụ thể cảm giác. Được dùng qua đường hít, ngậm trong trường hợp ho khó chữa như viêm đường hô hấp trên, ung thư. Thuốc có thể làm mất tất cả các phản xạ có tác dụng bảo vệ phổi và gây co thắt phế quản, tạm thời làm mất phản xạ nuốt; vì vậy phải thận trọng khi dùng.

8. Thuốc trị ho phối hợp nhiều thành phần: Đây là vấn đề mà các nhà điều trị học còn nhiều bàn cãi và nhiều người cho là phi lôgic, mang lại nhiều tác dụng phụ. Các chất phối hợp gồm kháng sinh, vitamin, sát khuẩn (guaifenesin), opioid, các chất làm long đờm, tiêu chất nhày, đặc biệt phải kể đến các chất giống giao cảm và kháng histamin. Hai thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ nặng nề với những người tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, bệnh tuyến giáp, glaucoma, u phì đại tuyến tiền liệt, ho có đờm, người mang thai, trẻ con và người cao tuổi, người suy hô hấp, bệnh tim, bệnh lý đường hô hấp và tai biến mạch máu não.

Cần cân nhắc và thận trọng với các biệt dược như Actifed, Actitab, Ameflu, Ametussin, Atussin, Codepect, Contac, Dicolsin, Tiffy, Rhumenol… Chúng đều là những thuốc phối hợp từ 3 đến 5 chất, ngoài tác dụng phụ lại còn tương tác bất lợi với các thuốc khác dùng cùng lúc. Đang dùng thuốc lại vui chén với bạn bè thì khó lường hết những đột biến sau đó.

Tuy nhiên một thực tế hiện nay việc điều trị ho, cảm sốt, viêm đường hô hấp nói chung, bệnh nhân chủ quan tự ra nhà thuốc mua về sử dụng hoặc nhờ người nhà mua dùm. Phác đồ điều trị theo hướng bao vây dùng nhiều loại thuốc vì vậy bệnh nhân thấy giảm nhanh triệu chứng nhưng không biết rằng có nhiều loại thuốc không cần thiết phải sử dụng đến, và những tương tác, tác dụng phụ của nó mang lại.

Vì vậy thay vì phài dùng nhiều loại thuốc tây, hiện nay nhiều sản phẩm thảo dược ra đời có tác dụng khá toàn diện đối với tình trạng ho như làm dịu ho, long đàm, tiêu viêm, giải độc, kháng khuẩn. Một trong những sản phẩm đang được nhiều bệnh nhân và bác sỹ tin tưởng là Tiêu Khiết Thanh với thành phần rẻ quạt, bồ công anh, bán biên liên, sói rừng. Hi vọng đây là sản phẩm giúp bệnh nhân được yên tâm trong quá trình trị bệnh của mình.


Thu Phương

Nhận xét sản phẩm: "Lựa chọn thuốc an toàn khi bị ho"