Trang chủ » Thông tin » Thông tin trong ngành »
Thông tin trong ngành
Bệnh HIV/AIDS có thể kiểm soát được
So với các bệnh đái tháo đường, viêm gan siêu vi,… tuổi thọ người nhiễm HIV được điều trị tốt đang nâng lên. Vì vậy, HIV/AIDS không còn là một bệnh tử hình, mà trở thành một bệnh mạn tính có thể kiểm soát được.
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước có thêm 4.376 trường hợp mới nhiễm HIV; 2.029 bệnh nhân AIDS và 733 người tử vong do AIDS. Tổng số người mắc căn bệnh trên tại Việt Nam hiện là 213.413 người nhiễm HIV còn sống, trong đó 63.373 người đang ở giai đoạn AIDS. Tích lũy tử vong do HIV/AIDS từ khi dịch xâm nhập là 65.133 người.
Mặc dù, số người nhiễm HIV/AIDS và tử vong giảm so với cùng kỳ năm 2012 nhưng hình thái lây truyền HIV ở độ tuổi lao động (tập trung chủ yếu trong nhóm tuổi 30 đến 39) chiếm tỷ lệ cao. Nguy cơ lây truyền qua đường tình dục không an toàn đang có chiều hướng cao hơn so với lây truyền qua đường máu.
Bệnh nhân HIV/AIDS đã nhiều thuận lơi để tiếp cận với thuốc điều trị

Loạn … “thần dược”!
Nhiều loại cây cỏ sau khi được đồn thổi là “thần dược” đã bị người ta ráo riết săn tìm về bán hoặc sử dụng. Núi rừng bị tàn phá tan hoang, trong khi ngành y tế chưa kết luận gì về khả năng trị bệnh của chúng.
Như đã thông tin, vì uống rượu ngâm “thần dược” là rễ cây mật nhân được cho là chữa chứng yếu sinh lý, đau nhức chân tay…, một người đàn ông ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã tử vong, một người khác đang trong tình trạng nguy kịch. Việc người dân nghe theo lời truyền tụng chẳng rõ thực hư về khả năng chữa bệnh thần kỳ của một số loài cây cỏ rồi đổ xô săn lùng về bán hoặc sử dụng đã diễn ra lâu nay ở nhiều nơi.
Người dân xã Đắk P’lao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đào tìm “cây bá bệnh” mật nhân. Ảnh: CAO NGUYÊN

Những phương thuốc sai lầm… chết người
Thuốc được hiểu là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể. Nhưng những loại thuốc dưới đây không những không chữa được bệnh mà còn gây thêm bệnh.
Sáp paraffin căng da và nâng ngực
Ngày nay, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thường sử dụng botox và collagen để xóa nếp nhăn và trẻ hóa khuôn mặt, đồng thời dùng silicon để nâng ngực giúp chị em phụ nữ có vòng 1 đầy đặn, cân đối và thẩm mỹ. Nhưng lịch sử phẫu thuật thẩm mỹ đã có từ trước những năm 1900. Lúc này, để làm căng da, xóa nếp nhăn, các bác sĩ đã tiêm sáp paraffin vào khu vực nhiều nếp nhăn và trong phương pháp nâng ngực cũng sử dụng paraffin bơm trực tiếp vào vòng 1 để tăng kích cỡ. Kết quả, hàng loạt bệnh nhân nữ sau khi sử dụng phương pháp này bị nhiễm khuẩn, ở những vùng da mặt tiêm paraffin hình thành u, cục gây đau đớn. Với những nỗ lực phát triển vòng 1, việc tiêm paraffin khiến ngực của chị em trở nên cứng đờ, méo mó và kém hấp dẫn hơn nhiều so với trước khi phẫu thuật thẩm mỹ. Ngày nay, sáp paraffin thường được dùng để làm đẹp cho chị em phụ nữ nhưng không phải căng da và nâng ngực mà dùng để tẩy lông.
Tiêm paraffin vào ngực có thể làm ngực nổi u, cục.

Dược phẩm “hết đát”: tiếc thuốc là hại thân
Hiện nay, một số người đã có thói quen tốt là khi mua thuốc lưu ý rất kỹ hạn dùng. Họ từ chối mua nếu thuốc đó có hạn dùng quá gần, không thể trữ ở nhà lâu dài. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không thấy được tầm quan trọng của hạn dùng đối với thuốc.

Tân dược giả “bủa vây” người bệnh
Theo viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, các loại thuốc bị làm giả phần nhiều là tân dược, như: Tanganil điều trị chóng mặt; Mobic điều trị bệnh lý về xương, khớp, cột sống; Cota xoang trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng; Sibelium dự phòng đau nửa đầu, điều trị chứng chóng mặt; Neo-Codion trị ho… Ngay cả các thuốc đặc trị, phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ cũng bị làm giả như Vastarel điều trị dự phòng đau thắt ngực, Dogmatil trị lo âu và rối loạn hành vi…

Hút chết vì thần sa
Mỗi khi mắc bệnh, đặc biệt là bệnh nặng hay mạn tính thì người dân thường có tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”. Họ có thể đi khám bệnh ở nhiều nơi, uống nhiều loại thuốc cùng lúc. Các thầy thuốc cảnh báo điều này là rất nguy hiểm, bởi việc điều […]

Lạm dụng thuốc để tăng trí nhớ lúc học thi: Rước họa vào thân!
Thần kinh khi hoạt động đến một mức nào đó thì chuyển sang ức chế cũng ở ngưỡng cần thiết để bảo vệ. Khi dùng thuốc làm xáo trộn quá trình này sẽ có hại.

Uống thuốc tăng cường sinh lý: 12 người chết
Bốn năm trước đã có hơn 12 người ở châu Á tử vong sau khi dùng các loại thuốc tăng cường tình dục có tẩm một hàm lượng lớn thuốc chữa tiểu đường.
Các nhà khoa học Mỹ khuyên mọi người không nên mua thuốc tăng cường tình dục qua mạng vì chúng có thể chứa những thành phần nguy hiểm.

Thuốc men ngày nóng
Trong những ngày nóng, nhiệt độ ở nơi bảo quản thuốc có thể tăng lên cao, làm làm giảm tác dụng thuốc, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng cho người sử dụng thuốc.
Các hãng bào chế dược phẩm đề nghị người sử dụng thuốc cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ từ 20oC – 25oC. Trong quá trình vận chuyển với thời gian ngắn thì thuốc có thể cất giữ ở nhiệt độ 30oC. Điều này nhằm trách cho thuốc bị hư hại, biến chất.
Đôi khi nhìn vào màu sắc viên thuốc hoặc thuốc nước thấy không có gì thay đổi, bệnh nhân nghĩ rằng thuốc vẫn còn tốt nhưng thật sự chúng đã ít nhiều biến chất nếu được bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp.

Giảm cân bằng thuốc chống rối loạn mỡ máu: “Dục tốc” hại thân!
Nhiều phụ nữ đang lạm dụng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu với mục đích giảm CÂN một cách nhanh chóng.
Trong khi đó, Cục Quản lý dược vừa gửi văn bản thứ hai đến các cơ sở y tế nhằm cảnh báo về tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.
Dễ teo cơ, viêm gan
Gần đến ngày vu quy nhưng chị Huỳnh Thảo, Q.11, TP.HCM rất khổ sở vì “bề dày” quá khổ của mình. Dù nhịn ăn nhiều ngày nhưng cân nặng của chị vẫn ở mức 70kg. Nghe bạn bè “mách nước” dùng thuốc Lipisim sẽ giúp tiêu mỡ, xuống ký nhanh chóng, chị hí hửng “tự kê toa”. Tuy nhiên, uống thuốc một thời gian, chị cảm thấy cơ thể hay mệt mỏi, bụng đầy hơi, tay chân run.
