Trang chủ » Thông tin » Chuyên gia mách nhỏ » Cảnh giác khi mua thuốc qua mạng

Cảnh giác khi mua thuốc qua mạng

 

 

Thông tin vừa được đại diện Cơ quan thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa khuyến cáo. “Bạn không hề được đảm bảo về sự an toàn, hiệu quả cũng chất lượng của các sản phẩm kiểu này”, tiến sĩ Margaret Hamburg thuộc FDA cho biết.

“Đây là một vấn đề đang tồn tại. Thực tế, nó ngày một nghiêm trọng”, Hamburg nói. Trong tháng 5 vừa qua, FDA đã khảo sát hơn 6.000 người lớn ở Mỹ và nhận thấy gần ¼ số người thích mua sắm trên Internet đã mua thuốc kê đơn qua mạng. Cứ 10 người thì có 3 người cho biết họ không tin điều đó là an toàn.

Điều mà nhiều người tiêu dùng không nhận ra là họ dễ dàng mua phải thuốc rởm có chứa các chất độc, hoặc đã hết hạn từ lâu, hoặc chẳng chứa hoạt chất gì có ích, hoặc mua phải những thành phần có hại cho cơ thể mình như asen. Các thuốc này có thể khiến người dùng bị ốm, bị kháng với những loại thuốc thật, gây ra các phản ứng phụ hoặc kích hoạt những phản ứng nguy hiểm với các thuốc khác được uống vào.

Việc tạo lập những “hiệu thuốc trên mạng” như vậy cực kỳ dễ dàng. Hai nhà nghiên cứu của Đại học San Diego, California đã chứng minh thử họ có thể dễ dàng làm giả những trang bán thuốc trên mạng chỉ bằng công cụ tìm kiếm, Facebook và Twitter, nhằm thu hút người mua tiềm năng, mà không cần bằng cấp dược sĩ hay giấy phép y tế nào (là những giấy tờ cần thiết để lập các website như vậy).

Chuyên gia Timothy Mackey đã thử tạo ra một website bán thuốc giả trên mạng trong vòng chưa đầy 15 phút, và tốn chưa đến 80 USD. “Chúng tôi đã tạo ra một website rất bắt mắt, và rất chuyên nghiệp về mặt y tế, kèm chân dung của một người mà chúng tôi đã mua được. Chúng tôi có thể đưa lên đó đủ thông tin mà chả cần giấy phép hay xác minh gì cả”, Mackey nói.

Những “hiệu thuốc trên mạng” như vậy xuất hiện rất nhanh và biến mất cũng rất mau chóng, trước khi bị nhà chức trách sờ gáy. Mackey cũng cho biết website giả mạo của họ đã thu hút hơn 1.000 người chỉ trong vòng chưa đầy 10 tháng hoạt động.

Trước minh chứng rõ ràng này, FDA cho biết chỉ có chưa đầy 2% các website bán thuốc là hợp pháp, và bạn rất khó phân biệt chúng. Vì thế, hãy cảnh giác với các website mà:

1. Cho phép bạn mua thuốc mà không cần kê đơn

2. Đưa ra các chính sách giảm giá mạnh, quá ư là khó tin

3. Gửi các email rác thông báo về thuốc giá rẻ

4. Có địa chỉ xuất phát từ nơi không tin cậy, mà các cơ quan chức năng không kiểm soát được

“Nếu bạn tìm thấy website đó từ hộp thư rác hoặc các thư không quen biết, hãy cảnh giác hết mức”, Hamburg nói. “Và nếu giá thuốc ở đó lại quá rẻ, quá tốt, rất có thể nó chẳng đáng tin cậy chút nào”.

Các chuyên gia cũng bổ sung rằng khi họ tìm kiếm các website bán thuốc trên mạng, 10 trang đầu tiên thường chứa toàn website giả mạo.

T. An (theo ABConline)

 

Bai thuoc nam lanh tinh hay dieu tri benh tri va benh tieu duong tai nha thuoc nam An duoc!

Nhận xét sản phẩm: "Cảnh giác khi mua thuốc qua mạng"