Trang chủ » Thông tin »

Thông tin

Giảm cân bằng thuốc chống rối loạn mỡ máu: “Dục tốc” hại thân!

 

Nhiều phụ nữ đang lạm dụng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu với mục đích giảm CÂN một cách nhanh chóng.

Trong khi đó, Cục Quản lý dược vừa gửi văn bản thứ hai đến các cơ sở y tế nhằm cảnh báo về tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.

Dễ teo cơ, viêm gan

Gần đến ngày vu quy nhưng chị Huỳnh Thảo, Q.11, TP.HCM rất khổ sở vì “bề dày” quá khổ của mình. Dù nhịn ăn nhiều ngày nhưng cân nặng của chị vẫn ở mức 70kg. Nghe bạn bè “mách nước” dùng thuốc Lipisim sẽ giúp tiêu mỡ, xuống ký nhanh chóng, chị hí hửng “tự kê toa”. Tuy nhiên, uống thuốc một thời gian, chị cảm thấy cơ thể hay mệt mỏi, bụng đầy hơi, tay chân run.

Khó điều trị dị ứng thuốc nam

Toàn thân dày đặc bọng nước hay loang lổ với những mảng da non, da chết xám xịt trông giống như da một người bị phỏng nặng. Đó là tình trạng của nhiều bệnh nhân dị ứng thuốc nam tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng (DƯMDLS) Bệnh viện (BV) Bạch Mai, Hà Nội.

Nổi mẩn, béo tròn vì thuốc nam

Bệnh nhân mới nhất được chuyển đến Trung tâm DƯMDLS điều trị là Trần Thị T. (44 tuổi, ở Hưng Yên) bị dị ứng khá nặng. Toàn bộ vùng mặt, mắt, cằm, má sưng phù, da nổi ban đỏ từng mảng lớn. Hai khớp gối sưng, phần da quanh khớp gối tấy đỏ. Người nhà của chị T. cho biết  2 tuần trước, chị T. bị đau, mỏi khớp toàn thân nên đã tìm đến ông lang ở Hải Dương để đắp lá điều trị. “Ông lang này không bắt mạch, kê đơn mà chỉ bấm huyệt và đắp lá vào khớp để điều trị với chi phí 500.000 đồng cho 10 ngày thuốc. Trong 2 ngày đầu đắp thuốc, cơn đau không giảm mà còn nhức nhối hơn nhiều.

Tạm ngừng sử dụng vaccin Quinvaxem inj

 

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban quản lý Dự án tiêm chủng mở rộng; Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Văn phòng đại diện Công ty Berna Biotech Korea Corporation tại Việt Nam về việc tạm ngừng ngay việc sử dụng vaccin Quinvaxem inj trong Dự án tiêm chủng mở rộng (vaccin phối hợp 5 thành phần DTwP-HepB-Hib dạng lỏng), SĐK: QLVX-0604-12 do Công ty Berna Biotech Korea Corporation sản xuất.

Nọc bọ cạp: Chất độc hữu ích?

Bọ cạp vốn là loại động vật mang trong mình một chất được coi là siêu độc. Chỉ cần một nhát chích của loại bọ cạp đã đủ khiến con người tử vong. Nhưng khoa học đang gạn đục khơi trong, lần tìm những tính năng dược học trị bệnh cứu người từ loài vật nhỏ bé nhưng rất kinh sợ này.

Độc như bọ cạp

Bọ cạp là loại động vật ăn thịt có kích thước khoảng từ 9mm – 20cm, là loại động vật kỳ dị nhất trong các loại kỳ dị. Thông thường, các loài động vật ăn thịt sẽ phải có sức mạnh to lớn và thể xác vượt trội. Nhưng bọ cạp tuy là động vật ăn thịt, nhưng kích thước lại chỉ đáng hàng bé xíu và có một cơ thể toàn xương. Những đặc tính kỳ lạ này của bọ cạp do sự thích nghi tự nhiên sinh tồn tạo nên.

Chất độc của bọ cạp có sức mạnh đặc biệt.

Những khám phá bất ngờ về hiệu ứng giả dược

Hiệu ứng giả dược trong y học nó là công cụ thay thế hay chữa bệnh bằng tác động “ảo”, “đánh lừa” con người, nghĩa là không hề chữa trị thực sự về mặt lâm sàng nhưng lại được bác sĩ kê đơn dưới danh nghĩa thuốc hay trị liệu tương ứng. Lịch sử xoay quanh đề tài này quả là mới mẻ và đầy thú vị, “vô bổ” nhưng thực tế lại rất hữu ích trong một số trường hợp dưới đây.

Hiệu ứng giả dược “thống trị” trong ngành y

Hiệu ứng giả dược đã từng tồn tại hàng trăm năm nay. Sở dĩ hiệu ứng giả dược còn chỗ đứng là vì nó mang tính xã hội, con người đặt niềm tin quá lớn vào các chuyên gia y tế. Điều này cũng dễ hiểu, khi các công nghệ y học ra đời, tỷ lệ tử vong, số người mắc bệnh giảm hẳn thì hiệu ứng giả dược lại càng được củng cố và trở nên có uy tín hơn. Cũng phải nói thêm rằng, từ xa xưa mỗi khi ốm đau người ta lại đến khám bác sĩ, kê đơn, dùng thuốc và chỉ cần những niềm tin này người ta cũng đủ chữa bệnh, còn thực tế ra sao thì họ lại ít quan tâm, thậm chí có những loại thuốc “lợi bất cập hại” nhiều hơn là trị bệnh, song người bệnh vẫn tin dùng và khoa học càng phát triển thì hiệu ứng giả dược lại càng có thêm uy lực.

Phẫu thuật giả dược

Phẫu thuật giả dược hay phẫu thuật vờ đôi khi cũng chữa được bệnh bởi con người có niềm tin quá lớn, cho rằng bệnh của họ nhất thiết phải phẫu thuật mới khỏi. Để thỏa lòng mong muốn và cũng là cách chữa bệnh, bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nhưng kỳ thực chẳng can thiệp gì cả, chẳng nối xương hay gỡ bỏ xương hỏng mà đơn giản chỉ là thủ tục vờ và một thời gian sau người bệnh cảm thấy không còn bệnh. Điều này cho thấy những ca phẫu thuật vờ cũng phát huy tác dụng không kém gì những ca phẫu thuật phức tạp.

Những viên thuốc màu

Những viên thuốc có màu hay những viên giả dược được nhuộm màu không khác gì những viên thuốc thật về hình thức bên ngoài, nhưng thành phần thì “vô bổ”. Với màu sắc “giả như thật” đã đánh lừa nhận thức của con người và cuối cùng phát huy tác dụng. Ví dụ, những viên thuốc dùng chữa trầm cảm có thể là những viên giả dược nhưng nó lại phát huy tác dụng cao nhất, trong đó những viên có màu đỏ dễ làm cho bệnh nhân nghi ngờ, những viên màu xanh lại giảm sự “băn khoăn”. Đặc biệt, những viên màu trắng lại phát huy tác dụng cao nhất ở nhóm người mắc bệnh dạ dày. Theo nghiên cứu thì tần suất dùng nhiều lần trong ngày tốt hơn so với dùng ít lần. Ví dụ, dùng 4 lần tốt hơn 2 lần vì nó củng cố niềm tin của con người nên nhanh bình phục. Ngoài ra, yếu tố nhãn mác cũng góp phần quan trọng, càng nổi tiếng thì bệnh càng chóng khỏi cho dù là giả dược, ngược lại nếu nghiền nhỏ hoặc không nhãn mác dễ bị nghi ngờ, hiệu quả kém hơn.

Những viên thuốc màu thường có tác dụng đánh lừa người sử dụng.

Nghiện thuốc: chuyện không nhỏ

 

Hai hiện tượng này xảy ra khi người bệnh sử dụng kéo dài một loại thuốc. Lúc này, không chỉ lệ thuộc thuốc mà còn bị suy gan do dược chất đưa vào cơ thể.

Thị trường thực phẩm chức năng: Loạn giá, nhập nhèm chất lượng

 

Thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) đang “trăm hoa đua nở”. Người tiêu dùng dễ dàng mua được sản phẩm TPCN qua nhiều kênh và một đội ngũ bán hàng đa cấp hùng hậu có mặt khắp nơi để đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng.

Thuốc không kê toa rất dễ bị quá liều

Hàng năm số trường hợp quá liều thuốc không kê do lạm dụng thuốc càng tăng. Sự quá liều ngày này sang ngày khác khiến các loại thuốc tích lũy trong cơ thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tử vong. Dưới đây là những thuốc quen thuộc dễ bị quá liều nhất.

Để dùng thuốc an thần an toàn

 

Cơ chế tác dụng của thuốc an thần là ức chế các hoạt động thần kinh, đặc biệt tác động vào thể lưới trên não bộ.