Trang chủ » Thông tin »

Thông tin

Thần dược trị đau đầu, cảm cúm gây dị tật ở trẻ bẩm sinh

Lần đầu tiên trong 50 năm qua, tập đoàn dược phẩm Grunenthal của Đức đã phải chính thức lên tiếng xin lỗi những người đã từng sử dụng thuốc Thalidomide thập niên 50 và 60 vì tác dụng phụ của nó đã gây cụt hoặc ngắn chân tay hoặc gây dị tật bẩm sinh ở tai, tim, thận và hệ tiêu hóa ở trẻ.

“Ăn” thuốc an thần của mẹ, bé 3 tuổi hôn mê sâu

Thấy con mê man lay gọi không dậy, người mẹ vội vàng tìm hiểu nguyên nhân thì phát hiện lọ thuốc an thần chị đang sử dụng đã bung nắp. Bé N. được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê sâu, tím tái, thở chậm.

Trường hợp ngộ độc thuốc đặc biệt nguy hiểm nói trên xảy ra với bé P.U.N. (3 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng) vào trung tuần tháng 8. Cháu được gia đình đưa đến bệnh viện tỉnh cấp cứu nhưng do tình trạng quá nặng nên bác sĩ đã tiếp tục chuyển bé xuống bệnh viện Nhi Đồng 2 để điều trị.

Phụ huynh phải cất giữ thuốc xa tầm tay với của trẻ (ảnh: TL)

Trung Quốc: Dùng dầu bẩn chế tạo thuốc kháng sinh

Một công ty đã lên sàn chứng khoán lại sử dụng dầu đậu nành thải để tạo ra 1 trong những chất chính có trong thuốc kháng sinh.

(ảnh minh họa)

Thu hồi một lô thuốc Ceplor VPC 250

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa yêu cầu thu hồi thuốc Ceplor VPC 250 (cefaclor 250mg) vì không đạt chỉ tiêu định lượng.

Bộ Y tế ghi nhận về trường hợp amip “ăn não người”

Ngày 31/8, Bộ Y tế chính thức xác nhận trường hợp đầu tiên tại Việt Nam bị viêm não do Naegleria fowleri. Bệnh nhân tử vong vào ngày thứ 3 sau khi phát bệnh.

Naegleria fowleri trong mô não

VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 55 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG VÀ ĐÓN NHẬN HUÂN CHƯƠNG ĐỘC LẬP HẠNG NHÌ

 

Sáng 28/8/2012, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, trong không khí phấn khởi của nhân dân cả nước chào mừng kỷ niệm 67 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống (1957 – 2012) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì.

Ðình chỉ 2 lô thuốc Piroxicam không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có quyết định đình chỉ lưu hành trên toàn quốc đối với 2 loại thuốc chống viêm, có tác dụng giảm đau, hạ sốt xuất xứ từ Ấn Độ do không đảm bảo chỉ tiêu chất lượng về độ hòa tan

Dùng dây rốn làm thuốc, nguy cơ lây bệnh cao

 

Chỉ dựa vào những lời đồn thổi về tác dụng “thần kỳ” của dây rốn ở trẻ sơ sinh giúp chữa bách bệnh, lại tăng cường sức khỏe, khiến nhiều người ráo riết lùng mua bằng được loại “dược liệu” đặc biệt này. Theo các chuyên gia y tế, tùy tiện sử dụng dây rốn để chữa bệnh, luôn tiềm ẩn nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Lặng lẽ mua bán

Dây rốn vốn là một loại “rác thải” trong ngành Y, bởi vậy các cơ sở y tế quản lý rất chặt chẽ. Nhưng không hiểu sao, chúng vẫn được tuồn ra ngoài một cách dễ dàng. Hiện nay, mặt hàng đặc biệt này được mua bán lặng lẽ trên thị trường. Trong quá trình thâm nhập thực tế, không mấy khó khăn để chúng tôi có thể mua vài cái dây rốn như thế. Trong vai người cần mua dây rốn để chữa bệnh, chúng tôi tìm đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Vừa đặt chân tới cổng bệnh viện, cánh xe ôm liền tới bu kín. Qua tìm hiểu, hầu hết họ đều kiêm vai “cò mồi” dẫn bệnh nhân vào khám. Một người xe ôm tên Chung, chừng 60 tuổi tiến lại gần hỏi: “Cháu dẫn người nhà đi khám bệnh à? Muốn khám nhanh, đưa bác vài chục thôi”. Khi đặt vấn đề muốn mua dây rốn về chữa bệnh vô sinh, ông ta khẳng định: “Nhau thai còn có nữa là đoạn dây rốn”.

Sau đó, người đàn ông này đưa tôi đến gặp một phụ nữ tên Hồng, theo giới thiệu người này trước kia từng công tác ở đây. Hỏi dò vài điều, bà này cho số điện thoại của chị Phước, một cán bộ hiện đang làm trong viện. Bà Hồng không quên dặn dò: Khi gặp chị ấy, mày cứ xưng là cháu cô Hồng, lúc xong việc, bồi dưỡng cho họ bao nhiêu thì tùy.

 

Tôi gọi vào số 09154xxxxxx của chủ máy tên Phước. Sau khi xác nhận các thông tin về mối quan hệ, người này hẹn khi nào có “hàng” thì gọi đến lấy. Sau hai ngày, người gọi điện thông báo đến lấy, chúng tôi nhanh chóng có mặt tại bệnh viện. Người phụ nữ này bước ra từ dãy hành lang làm việc, mặt bịt khẩu trang che kín, tay cầm theo một túi màu xanh.

Một dây rốn mà phóng viên thu thập được trong tác nghiệp.

Thực phẩm chức năng: Tăng trưởng thần kỳ nhờ kinh doanh đa cấp?

Mức tăng trưởng khó tin trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và những dấu hỏi về thực phẩm chức năng?

Giới trẻ ‘chết mòn’ vì ‘liều thuốc độc’ từ tân dược

Những loại thuốc này có chứa chất gây nghiện và nếu lạm dụng nhiều thì cái chết sẽ đến rất nhanh.

Sau một thời gian rộ lên thú chơi cocaine, “đá” hoặc những tiền chất ma túy và một số loại thảo dược thuộc họ cần sa, giới trẻ lại quay trở lại “xài” thuốc tân dược có tiền chất gây nghiện… để tiết kiệm chi phí.

“Đủ món”… phê

Tình cờ một lần “trà dư tửu hậu” tại phố Nguyên Hồng (Hà Nội), chúng tôi được cận cảnh một nhóm học sinh ngồi “chém gió” và bàn kế hoạch ngày hôm sau về nhà một thành viên trong nhóm “chơi thuốc”. Lúc đầu, một cậu tóc đỏ hoe gợi ý: “Mai bà bô tôi đi vắng, hay mua mấy “chấm” (ma túy “đá”) về chơi cho xôm?”. Nhưng ý tưởng vừa được đưa ra đã bị các thành viên còn lại gạt đi: “Đắt đỏ lắm, chơi chưa đến “độ” đã hết, thôi tự chế đi”. Ngồi nghe lỏm được câu chuyện tôi mới vỡ lẽ đám học trò này rủ nhau mua thuốc tân dược về dùng thay “đá”. Tuy nhiên, cách thức dùng như thế nào thì tôi cũng mù tịt và không có cơ hội để kiểm chứng “công nghệ” chế thuốc tân dược thành “đá” như thế nào?

Thuốc Ameflu từng được các đối tượng sử dụng sản xuất ma túy đá.