Thông tin
Quý bà xuất ngoại săn xuân dược
Lời truyền nơi hoàng cung, để thiên tử được trở thành chiến binh chốn phòng the đặng “hầu hạ” tam cung lục viện, các ngự y, đạo sĩ ngày đêm luyện linh đơn, nghĩ ra những bài thuốc tráng dương bổ thận kỳ công để “con trời” ngự lãm. Không chịu lép vế quân vương […]
Mập mờ giữa thuốc và thực phẩm chức năng
Cứ 100 người lớn có 56 người sử dụng TPCN. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mập mờ giữa thuốc và TPCN khi nhiều ý kiến cho rằng TPCN không phải là thuốc nhưng khẳng định bác sĩ cần kê đơn.
Tại cuộc tọa đàm trực tuyến “Thực phẩm chức năng: Những vấn đề cần sáng tỏ” trên Cổng thông tin Chính phủ sáng 9.11, TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng (TPCN) Việt Nam cho biết, tính đến năm 2011, Việt Nam có 1.600 cơ sở sản xuất với 3.700 sản phẩm các loại.
(Ảnh minh họa)
Suýt mất mạng vì đắp thuốc nam chữa u cổ
Được xác định khối u lành tính vùng cổ nhưng không yên tâm, muốn khối u “biến mất”, bệnh nhân N.V.K (60 tuổi, Hà Nội) đã tin thầy lang đắp thuốc. Vì đắp thuốc, vùng cổ bệnh nhân bị loét, nhiễm khuẩn sâu, nguy cơ tổn thương động mạch cảnh… Vết loét sâu vùng […]
Sắp khám và tư vấn miễn phí bệnh đái tháo đường
Hưởng ứng Ngày đái Tháo đường Thế giới (14/11), Bộ Y tế, Bệnh viện Nội tiết Trung Ưng và Hội Chữ Thập Đỏ sẽ tổ chức đợt khám và tư vấn miễn phí về bệnh đái tháo đường cho người dân.
(Ảnh minh họa)
Thu hồi trên toàn quốc thuốc trị bệnh gout – Celetop 200
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có yêu cầu đình chỉ lưu hành trên toàn quốc thuốc viên nang Celetop 200 (Celecoxib 200mg) do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan.
(Ảnh minh họa)
Không tự ý chọn thực phẩm chức năng để sử dụng
Thực phẩm chức năng (TPCN) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong tăng cường, phục hồi sức khỏe, dự phòng bệnh, tật. Tuy nhiên, ở nước ta nhiều người dân tự ý chọn TPCN để sử dụng, trong đó một số người chọn TPCN để hỗ trợ điều trị bệnh, nhưng lại không nắm thông tin về bệnh học và tương tác giữa thực phẩm chức năng và thuốc. Việc làm đó khiến cho quá trình điều trị không đạt hiệu quả, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng bệnh tật và sức khỏe.
Thực phẩm chức năng được bán nhiều tại các hiệu thuốc. (Ảnh: HỒNG THÚY)
Do đâu mà thực phẩm chức năng quảng cáo “lậu”?
TS. Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế cho rằng: Còn rất nhiều những nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng trốn tránh sự thẩm định của cơ quan y tế mà phải nói thẳng ra rằng có sự tiếp tay của một số cơ quan phát hành quảng cáo.
PV đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thanh Phong về vấn đề này.
Hiện nay, rất nhiều loại thực phẩm chức năng (TPCN) được quảng cáo khá rầm rộ và đã có nhiều người tin dùng, thậm chí ngộ nhận về chức năng của sản phẩm. Ông đánh giá như thế nào về tình trạng quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng hiện nay?
|
TS. Nguyễn Thanh Phong |
Theo pháp luật về quảng cáo hiện đang có hiệu lực thì nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người có sản phẩm thực hiện việc quảng cáo. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định việc quảng cáo phải được thực hiện trên nguyên tắc chính xác, đúng tác dụng của sản phẩm, không được quảng cáo lừa dối, nói quá tác dụng,… đặc biệt trong lĩnh vực TP, đây là loại hàng hóa đặc biệt liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người sử dụng, do vậy việc quảng cáo gian dối ở lĩnh vực này ngoài việc làm cho người tiêu dùng thiệt hại về kinh tế, còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe.
Tôi có thể khẳng định đối với những nội dung quảng cáo về TPCN đã được Cục ATVSTP thẩm định thì những nội dung quảng cáo ấy là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn rất nhiều những nội dung quảng cáo TPCN trốn tránh sự thẩm định của cơ quan y tế mà phải nói thẳng ra rằng có sự tiếp tay của một số cơ quan phát hành quảng cáo như: Một số cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình, nhà in, nhà xuất bản.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến mức xử phạt về hành vi quảng cáo TP sai quy định (chỉ từ 5 đến 10 triệu đồng), mức phạt này quá nhẹ chưa đủ sức răn đe, do vậy, vẫn còn có những nội dung quảng cáo về TPCN không đúng với bản chất sản phẩm.
Luật An toàn vệ sinh thực phẩm đã quy định, người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được thẩm định nội dung và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận; nhưng hiện nay vẫn có nhiều sản phẩm quảng cáo sai hoặc vượt quá công dụng thực sự.
Thực phẩm chức năng không phải “thần dược”
Việc quảng cáo không đúng với thực tế, nên nhiều người tiêu dùng lầm tưởng thực phẩm chức năng là thuốc chữa bệnh.
(ảnh minh họa)
Việt Nam đang kiểm tra vắc xin ngừa cúm của hãng Novartis
Ngày 1/11, cục Quản lý dược (bộ Y tế), cho biết một số nước như Ý, Đức, Thuỵ Sĩ và Canada tạm ngừng lưu hành vắc xin ngừa cúm do công ty Novartis của Thuỵ Sĩ sản xuất, do nghi ngờ có lắng cặn protein virút trong vài mẻ thuốc.
Cẩn trọng với việc uống thuốc theo… người khác
Nhiều người trong chúng ta vẫn có thói quen uống thuốc theo kinh nghiệm của người khác, chứ không theo toa bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc bổ.