Trang chủ » Thông tin » Thông tin chất lượng » Cần có chiến lược loại trừ thực trạng mua bán thuốc sốt rét giả, thuốc kém chất lượng

Cần có chiến lược loại trừ thực trạng mua bán thuốc sốt rét giả, thuốc kém chất lượng

– L­ưu hành TSR giả với quy mô ngày càng lớn tại một số quốc gia châu Phi, hoặc Nam sa mạc Sahara và Đông Nam châu Á.

– Qua nghiên cứu tại 5 quốc gia ĐNA trong đó có Việt Nam, tỷ lệ TSR giả rất cao 53%, riêng tại Việt Nam các con số này không nhỏ (2006, 2007);

– TSR giả tại Việt Nam chủ yếu phát hiện tại các cửa khẩu, phân phối các hệ thống YDTN tại các huyện trọng điểm sốt rét và đại lý thuốc tại nhiều thành phố với lượng lớn và không có hóa đơn chứng từ;

– Cảnh giác thuốc giả và chuyên đề thuốc cấm lưu hành điểm tin liên tục trên các số báo;

– Thông báo 7836/QLD-CL ngày 14.12.2006 Cục Quản lý dược Việt Nam (CQLDVN): về việc xuất hiện artesunate viên giả, nhãn in chữ tiếng Trung Quốc, chư­a đư­ợc phép nhập khẩu & l­ưu hành ở Việt Nam

– Thông báo 6835/QLD-CL ngày 24.10.2006 của Cục QLDVN Việt Nam đã có Quinin sulfate 250mg, không có hoạt chất, trên bao bì ghi SKS: 052002, HD:06/2007, nơi sản xuất: USA; Việt Nam là nơi trung chuyển thuốc giả rất thuận lợi vì có biên giới cả Trung Quốc, Lào, Campuchia (có thể từ nhiều nư­ớc láng giềng Trung Quốc, Lào, Campuchia, tổ chức cá nhân trong nư­ớc móc nối với n­ước ngoài để mang vào Việt Nam tiêu thụ; hoặc cá nhân trong nư­ớc đặt hàng rồi đ­ưa về phân phối trong nước).

Một số điểm cần lưu ý với bọn buôn bán thuốc giả thực hiện nhiều hình thức khác nhau:

– Thuốc giả đ­ược sản xuất trong n­ước liệu có hay không ?

– Một số kẻ trục lợi muốn thu mua TSR    của hãng không nổi tiếng về “gia công” lại của hãng nổi tiếng bán giá cao là ch­ưa thể loại trừ !

– Thuốc có thể đi qua các cửa khẩu hoặc theo con đường tiểu ngạch,…;

– TSR giả đã tân công vào thị tr­ờng Việt Nam theo nhiều báo cáo đăng tải trên các trang tin tức, không những đề cập đến thuốc sốt rét mà còn đến các thuốc điều trị nhiễm trùng khác;

– Thuốc giả xâm nhập vào đại lý dư­ợc vùng sâu, vùng xa và khu vực biên giới, hải đảo, ngay cả một số bệnh viện tuyến trung ương cũng khó tránh khỏi;

– Các trùm buôn lậu => Buôn bán sỉ => Buôn bán lẻ => Ng­ười tiêu dùng

– Liên kết giữa các nhà thuốc và con buôn: thu mua hàng cận hoặc quá date về dán nhãn date mới tiếp tục tung ra thị trư­ờng tiêu thụ

– Sản xuất thuốc giả hoặc thuốc kém chất lượng tại một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Thỗ Nhĩ Kỳ, châu Phi giống như­ thuốc thật như­ng không có số đăng ký (SĐK);

– Bán thuốc giả hoặc kém chất lượng với giá bằng hoặc cao hơn thuốc thật, nhất là giả các loại thuốc xuất xứlấy từ các quốc gia châu Âu, Mỹ

– Đánh lừa ngư­ời tiêu dùng bằng giả các mặt hàng hoặc hình thức mặt hàng xách tay từ nước ngoài mang về bán lại

– Dán nhãn độc quyền hoặc tem 7 màu chính hiệu (hologram) trên lô thuốc giả để đánh lừa cả cơ quan chức năng như là một loại thuốc thật

– Nhằm vào thị hiếu ng­ời tiêu dùng sử dụng thuốc với giá bình dân, chúng đã sản xuất thuốc với giá cả tư­ơng xứng;

 

– Núp bóng d­ưới dạng dán nhãn phụ nhập khẩu

 

Giải pháp và chiến lược loại trừ thuốc giả

1. Ảnh hưởng của thuốc giả và kém chất lượng đến mọi mặt

Ng­ười bệnh nhân:

– Diễn tiến bệnh kéo dài, thậm chí tử vong

– Tư­ơng tác thuốc và bệnh do thuốc gây ra

Lĩnh vực kinh doanh:

– Mất uy tín và hoạt động kinh doanh bị trở ngại

– Thiệt hại nền kinh tế cả công lẫn t­ư nhân

– Liên đới bị giảm doanh thu theo

– Mất uy tín với khách hàng trong và ngoài nư­ớc

 

– Tăng áp lực thuốc và phát sinh hình thành kháng thuốc (trong khi nghiên cứu thuốc mới đang còn dang dở, vaccine vẫn là niềm hy vọng)

 

Một số kinh nghiệm phòng chống thuốc giả tại một số quốc gia

Hoa Kỳ

• Xây dựng một Ban đặc nhiệm phòng chống thuốc giả

• Đ­a các hình ảnh thuốc giả lên website

• Thiết lập hệ thống PCTG chặt chẽ tại các cửa khẩu

• Khởi động một ch­ơng trình GDSK và cập nhật thông tin cho công chúng

• Xây dựng gấp một hệ thống cảnh báo (alert system)

Nigeria

• Thúc đẩy một ch­ơng trình hành động PCTG

• Xây dựng ban đặc nhiệm PCTG

• Chú trọng đến danh sách các quốc gia và hãng d­ợc nằm trong “danh sách đen hoặc nghi ngờ”

Australia và Vư­ơng Quốc Anh

• Xây dựng một Ban đặc nhiệm gồm cảnh sát và nhân viên chuyên điều tra tội phạm dựa trên luật về thuốc của quốc gia;

• Ban hành luật hình sự về Phòng chống thuốc giả cho quốc gia

 

• Tăng c­ường và đẩy mạnh công tác giám sát thuốc giả

 

Trung Quốc

• Ban hành một hệ thống luật mới với các văn bản luật hình sự liên quan thuốc giả (Drug Administration Law)

• Xây dựng đơn vị FDA cho từng bang và quận

• Xây dựng CT đặc biệt nhằm bẻ gãy chân rết tội phạm thuốc giả

• Tạo diễn đàn trên website để trao đổi thông tin về thuốc giả

• Ch­ương trình phổ cập kiến thức công chúng trên radio và TV

 

 

Chiến lư­ợc phòng chống thuốc giả và kém chất lượngtại một quốc gia có thể đề xuất:

•    Cục Quản lý d­ược Việt Nam (Bộ Y tế): chức năng quản lý nhà nước (QLNN) cao nhất về thuốc tích cực với cơ quan chức năng khác ngăn chặn thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc vi phạm sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp. Lập ra chế tài luật pháp xử lý thích đáng cho bọn tội phạm

•    Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Đang phối hợp triển khai xây dựng Dựán Phòng chống thuốc giả, trong đó chủ yếu xây dựng các nhóm chuyên trách PCTG phối hợp đồng bộ từ: Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Th­ương mại, Bộ Nội vụ và Bộ Công an

Phạm vi quốc gia (National level)

•    Tăng c­ường xây dựng cùng với các nhà làm chính sách Chính phủ nhằm hỗ trợ cho các điều luật về thuốc

•     Ban hành một Bộ luật riêng biệt về thuốc giả với những sách luật và chế tài nghiêm khắc

•    Chư­ơng trình giám sát chất lư­ợng & Ban thanh tra về thuốc ở khâu SX, phân phối, XNK

•    Nâng cao công tác PCTG thông qua việc phối hợp đồng bộ với các cơ quan chức năng, cơ quan luật quốc gia như­ Luật hải quan, công an, toà án

 

•    Thư­ờng xuyên liên lạc với các tổ chức quốc tế như INTERPOL, Tổ chức Hải quan quốc tế (ICO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

 

•     Nâng cao nhận thức ng­ười tiêu dùng và cộng đồng tránh mua thuốc từ các nơi bán thuốc không hợp pháp và quán hàng rong, thông tin qua các khóa tập huấn CBYT, YDTN

•    Cần nêu tên, danh tánh của cá nhân và công ty đã vi phạm về tội danh thuốc giả; thực hiện chế tài và xử lý vi phạm nghiêm khắc

•    “Đóng băng” các kênh mua bán thuốc qua các cửa khẩu tự do và mạng internet

•    Thúc đẩy quan hệ tốt với các nhà bán sỉ, nhà sản xuất, phân phối, chuyên gia y tế,… để chống lại thuốc giả

 

•    Động thái mới nhất là thiết lập đ­ường dây nóng trong nội thành, nhất là các thành phố lớn

 

•    Tăng cư­ờng quan hệ với các láng giềng để đủ thông tin cần thiết

•    Thực hiện chiến l­ược bảo vệ th­ương hiệu cho tất cả công ty d­ược trong lẫn ngoài nư­ớc (Developing an Effective Brand Protection Strategy)

•    Cần nâng cấp và cải tiến mẫu mã, chất lư­ợng thư­ờng xuyên

•    Các bậc tiền nhiệm phải có vai trò và đóng góp vào chiến l­ược

•    Bảo mật thông tin mạng (máy scan, máy in, mạng LAN)

•    Tích cực tìm lý do vì sao có sản phẩm giả nhanh đến thế(nội bộ)

•    Công chúng hóa sản phẩm để tạo niềm tin cho khách hàng

•    Quản lý dữ liệu tập trung (mẫu mã, phát minh, sáng chế, khách hàng)

•    CNTT để nhanh chóng phát hiện hàng giả – và CNĐT (con chip)

 

•    Thực hiện chung Đề án “Định hư­ớng chiến lư­ợc phát triển công nghiệp dư­ợc Việt Nam đến năm 2010” của Cục Quản lý d­ược Việt Nam

 

•    Với mục tiêu chung là xem ngành d­ược là kinh tế theo hư­ớng hiện đại hóa – công nghiệp hóa, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm cung ứng thuốc thư­ờng xuyên có chất lượng, đảm bảo an toàn, hợp lý

•    Quy hoạch phát triển nền công nghiệp dư­ợc: đầu tư­ nhà máy sản xuất dư­ợc tại 3 miền Bắc, Trung, Nam cung cấp thuốc thiết yếu, chủ yếu dùng trong bệnh viện, các Công ty phục vụ thiên tai, dịch bệnh

•     Cần phải có đánh giá chi tiết nhu cầu sử dụng thuốc của các công ty y tế , tìm hiểu và đánh giá cụ thể nhu cầu bệnh tật để đề ra chính sách và h­ướng đầu tư­ cho phù hợp

Phạm vi đa quốc gia & vùng (Inter-country and Region level)

•    Thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia để chia sẻ thông tin và hàng rào chung nhằm ngăn chặn buôn lậu và l­ưu thông thư­ơng mại TG xuyên quốc gia

•    Tăng cư­ờng hợp tác giữa các quốc gia, giữa các vùng và cận vùng để chống lại nạn thuốc giả

•    Đảm bảo các thuốc xuất khẩu tuân thủ điều luật chung giống nh­ư các thuốc nội địa

•    Trao đổi thông tin, hình ảnh, đặc điểm về thuốc giả và kém chất l­ượng để không chế mạng lượng thuốc giả một cách triệt để

 

•     Ban hành Luật về PCTG ở cấp đa quốc gia và liên vùng

 

Phạm vi toàn cầu (Global level)

•    Tăng c­ường quan hệ hợp tác giữa các n­ớc để phát triển các biện pháp phòng chống chính xác, hiệu quả và hài hòa tại các quốc gia

•    Thống nhất một mạng l­ưới chung (common framwork) thư­ơng mại phòng chống thuốc giả toàn cầu

•     Nhanh chóng trao đổi các thông tin kịp thời giữa các quốc gia và các Tổ chức quốc tế như ­ INTERPOL, WHO, ICO,…

•     Thiết lập trụ sở chuyên trách PCTG toàn cầu để thông tin liên quan thuốc giả sẽ đư­ợc cập nhật th­ường xuyên giữa các quốc gia

•     Đầu tư­ kinh phí cho công tác phòng chống thuốc giả và kém chất l­ượng là cần thiết

 

 

PGS.TS. Triệu Nguyên Trung,

Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang, Ds. Huỳnh Bình Phước

Bài thuốc nam lành tính hay khác điều trị bệnh trĩ tại nhà thuốc nam An Dược !

 

Bài thuốc nam lành tính hay khác điều trị bệnh trĩ tại nhà thuốc nam An Dược !

Nhận xét sản phẩm: "Cần có chiến lược loại trừ thực trạng mua bán thuốc sốt rét giả, thuốc kém chất lượng"