Thông tin
Bệnh HIV/AIDS có thể kiểm soát được
So với các bệnh đái tháo đường, viêm gan siêu vi,… tuổi thọ người nhiễm HIV được điều trị tốt đang nâng lên. Vì vậy, HIV/AIDS không còn là một bệnh tử hình, mà trở thành một bệnh mạn tính có thể kiểm soát được.
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước có thêm 4.376 trường hợp mới nhiễm HIV; 2.029 bệnh nhân AIDS và 733 người tử vong do AIDS. Tổng số người mắc căn bệnh trên tại Việt Nam hiện là 213.413 người nhiễm HIV còn sống, trong đó 63.373 người đang ở giai đoạn AIDS. Tích lũy tử vong do HIV/AIDS từ khi dịch xâm nhập là 65.133 người.
Mặc dù, số người nhiễm HIV/AIDS và tử vong giảm so với cùng kỳ năm 2012 nhưng hình thái lây truyền HIV ở độ tuổi lao động (tập trung chủ yếu trong nhóm tuổi 30 đến 39) chiếm tỷ lệ cao. Nguy cơ lây truyền qua đường tình dục không an toàn đang có chiều hướng cao hơn so với lây truyền qua đường máu.
Bệnh nhân HIV/AIDS đã nhiều thuận lơi để tiếp cận với thuốc điều trị
Phân biệt Thuốc, Thực phẩm chức năng và Thuốc từ dược liệu
Thực phẩm chức năng, Thuốc và Thuốc từ dược liệu khác nhau như thế nào? Các khái niệm cơ bản sau sẽ giúp bạn phân biệt và sử dụng chúng một cách thích hợp và hiệu quả.
(ảnh minh họa)
Phân biệt thật – giả một số dược liệu quý
Việc sử dụng thuốc từ dược liệu để phòng và chữa bệnh từ lâu đã trở nên rất quen thuộc với nhân dân. Tuy nhiên, để bảo đảm có hiệu quả chữa bệnh tốt với tính khoa học hợp lý và độ an toàn cao, cần lưu ý nhận dạng và phân biệt chính xác để có dược liệu đúng chất lượng.
Mật ong
Nhận dạng: đó là một chất lỏng, sánh, màu trắng đục, vàng nhạt hoặc vàng sẫm, thơm đặc trưng của mùi mật ong, vị ngọt dịu, để lâu thành ngọt đậm, khé cổ, có đường kết tinh ở dưới gọi là châu.
Loạn … “thần dược”!
Nhiều loại cây cỏ sau khi được đồn thổi là “thần dược” đã bị người ta ráo riết săn tìm về bán hoặc sử dụng. Núi rừng bị tàn phá tan hoang, trong khi ngành y tế chưa kết luận gì về khả năng trị bệnh của chúng.
Như đã thông tin, vì uống rượu ngâm “thần dược” là rễ cây mật nhân được cho là chữa chứng yếu sinh lý, đau nhức chân tay…, một người đàn ông ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã tử vong, một người khác đang trong tình trạng nguy kịch. Việc người dân nghe theo lời truyền tụng chẳng rõ thực hư về khả năng chữa bệnh thần kỳ của một số loài cây cỏ rồi đổ xô săn lùng về bán hoặc sử dụng đã diễn ra lâu nay ở nhiều nơi.
Người dân xã Đắk P’lao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đào tìm “cây bá bệnh” mật nhân. Ảnh: CAO NGUYÊN
Uống thuốc hen, thai phụ tử vong vì phù phổi
Được khám và cho thuốc trị hen suyễn khó thở ở nhà riêng BS trường trạm y tế xã vào buổi chiều nhưng đến tối, thai phụ mang thai 8 tháng khó thở nặng và tử vong sau 15 phút nhập viện.
Trao đổi với Dân trí qua điện thoại sáng 16/9, BS CKI Hoàng Văn Thám, Giám đốc BV Đa khoa Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) cho biết, bệnh nhân Trương Thị Gái (35 tuổi, trú thôn Phú Cường, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, TT – Huế) mang thai 31 tuần được đưa vào khoa cấp cứu BV Đa khoa Chân Mây lúc 19h45’ ngày 8/9 trong tình trạng khó thở nhiều. Bệnh nhân được cho thở oxy và cho chích thuốc ngay lập tức. Nhưng bệnh đã sùi bọt hồng ở miệng. Đúng 15 phút sau, vào 20h thì chị Gái tử vong.
Trước đó, 16h30’ khi chị Gái kêu khó thở thì được người nhà chở đến nhà BS Nguyễn Đằng, Trạm trưởng y tế xã Lộc Thủy, để khám. BS này sau khi khám xong, đã bán một túi thuốc cho người bệnh rồi bảo về nhà nghỉ ngơi, và có kèm theo hướng dẫn người nhà đi mượn máy khí dung để thở. Bệnh nhân bị bệnh hen suyễn nên thường xuyên đến khám ở đây.
Sau khi nạn nhân qua đời, bệnh viện Đa khoa Chân Mây đã giải thích với người nhà bệnh nhân là do bệnh nguy kịch, cứu nặng, không thể cứu khỏi. Người nhà đã đồng tình với các bác sĩ ở đây. Sau đó, bệnh viện đã đưa xe chở bệnh về nhà, đồng thời sau đó đã đến thăm hỏi gia đình.
3 đứa con của chị Gái đã mất mẹ
Quý ông rối loạn vì rượu ‘thần dược cương dương’
Hiện nay, không ít nam giới muốn “tăng cường bản lĩnh” bằng cách dùng các loại rượu ngâm thực vật và động vật. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên nhiều tai họa khó lường.
Nhập viện, tử vong vì rượu ngâm cây mật nhân
Theo thông tin bác sĩ Nguyễn Xuân Tạo, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng, cho biết vào chiều ngày 15/9, thì sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân Nguyễn Quang Hướng (54 tuổi, ngụ thị trấn Nam Ban, H.Lâm Hà, Lâm Đồng) đã qua cơn nguy kịch.
Ông Hướng đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng.
Bệnh nhân liên tiếp nhập viện vì tự ý sử dụng thuốc chữa bệnh
Chỉ hơn 1 tháng, 3 người dân ở thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã phải nhập viện trong tình trạng khó thở, chóng mặt, phù toàn thân sau khi sử dụng thuốc mua tại đại lý thuốc Sơn Hà (tổ dân phố 4, thị trấn Vũ Quang).
Bà Ngô Thị Hồng (81 tuổi, ở tổ dân phố 1, thị trấn Vũ Quang) đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Quang cho biết: “Ngày 30/8, tôi bị cảm cúm nên đã ra mua thuốc tại đại lý thuốc Sơn Hà. Sau khi uống được khoảng 30 phút thì tôi thấy chóng mặt, người nổi ngứa. Sau đó, ra đại lý thuốc để hỏi thì họ bán tiếp cho tôi 10 viên thuốc lợi tiểu. Nhưng vẫn không đỡ mà người càng mệt thêm. Ngay sau đó, tôi được đưa vào bệnh viện lúc đó tôi mới biết là do dị ứng với thuốc”.
Hiện sức khỏe của bà Hồng đã dần ổn định
Tác dụng phụ nghiêm trọng của một số thuốc thường dùng
Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa có các thông báo cảnh báo một số thuốc thường dùng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Các thông tin mới này không có nghĩa là mang tới một sự lo lắng cho người sử dụng, cũng không phải để khuyến khích họ lựa chọn sang các loại thuốc khác mà nó có ý nghĩa quan trọng để giúp mọi người nhận biết và phản ứng nhanh với các triệu chứng ban đầu của các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, trong đó có khả năng gây tử vong do thuốc…
Thuốc hạ sốt, giảm đau acetaminophen
Thông báo ngày 1/8/2013 cho biết, thuốc acetaminophen (paracetamol) là thuốc hạ sốt, giảm đau đang được dùng rất phổ biến để điều trị đau và sốt, có mặt rộng rãi trong nhiều đơn thuốc cũng như người bệnh tự sử dụng. Hoạt chất này cũng thường được phối hợp với các loại thuốc khác (bao gồm cả thuốc phiện) và các loại thuốc để điều trị cảm lạnh, ho, dị ứng, đau đầu và khó ngủ… có thể gây ra những phản ứng da nghiêm trọng. Đó là hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), viêm da do phản ứng cấp tính (AGEP) có thể gây tử vong.
Thu hồi thuốc BR-ZAXIN trị nhiễm khuẩn
Cục Quản lý dược, bộ Y tế vừa có thông báo đình chỉ lưu hành toàn quốc và thu hồi thuốc BR-ZAXIN (Amoxicillin và Cloxacillin).