Trang chủ » Thông tin »

Thông tin

Thu hồi thuốc giảm đau chưa được cấp phép – Zhuifeng Tougu Wan

Liên quan đến thuốc thuốc Zhuifeng Tougu Wan (nhãn bằng tiếng Anh cho biết thuốc có tác dụng cho người bị trúng phong, cảm và giảm đau) bị thu hồi tại Canada, ngày 21.9, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết sản phẩm này hiện chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

 

Một loại thuốc ngoại bị rút số đăng kí lưu hành ở Việt Nam

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, lãnh đạo Cục vừa ra quyết định rút số đăng kí loại thuốc ngoại piroxicam capsules UPS 20mg trên thị trường Việt Nam.

Bác sĩ viết chữ xấu có thể khiến bệnh nhân tử vong

Chữ viết của giới bác sĩ luôn mang đến những rắc rối cho người bệnh, đặc biệt là mua thuốc theo kê đơn, có thể khiến người bệnh sử dụng sai thuốc hoặc không đúng liều.

Bác sĩ viết chữ xấu là một vấn nạn ở Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác (Nguồn: AFP)

Sử dụng thuốc an toàn và hợp lý trong dự phòng cũng như điều trị

1. Thuốc chống nôn dạng uống

Nôn là một phản xạ của cơ thể để tống thức ăn trong dạ dày lên thực quản rồi trào ra miệng.Nôn cũng là triệu chứng của nhiều bệnh cảnh khác nhau như bệnh về đường tiêu hóa; bệnh đường hô hấp; bệnh tại hệ thống thần kinh trung ương; phụ nữ có thai bị “ốm nghén”… Vì thế, việc sử dụng thuốc chống nôn không hợp lý có thể che lấp triệu chứng của bệnh…

Một số thuốc chống nôn thường dùng

– Domperidone (motilium M, modom-S …): Thuốc điều chỉnh rối loạn chức năng tiêu hóa: ngăn chặn dopamin ngoại biên, làm thay đổi chức năng dạ dày ruột nên có tính chống nôn dùng trị triệu chứng buồn nôn, nôn, cảm giác trướng và nặng bụng, khó tiêu sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống ruột, trào ngược dạ dày – thực quản. Thường dùng dưới dạng viên nén, thuốc cốm sủi bọt dành cho người lớn; hỗn dịch uống dành cho trẻ em, trẻ còn bú. Vì thuốc chuyển hóa qua gan, thận nên phải hết sức thận trọng khi dùng cho người suy gan, thận. Gần đây, người ta phát hiện thấy domperidon gây hiện tượng xoắn đỉnh (cơn nhịp tim nhanh có thể gây đột tử), nhất là khi dùng chung với một số thuốc như erythromycin, clarithromycin.

Thuốc gia truyền kích trẻ ăn bị phát hiện trộn thuốc tân dược

 

Sau 1 tháng cho con uống thuốc gia truyền mua ở Đà Nẵng, chị Thu (Đống Đa, Hà Nội) thấy con lên cân nhanh, béo tròn. Đến khi gửi thuốc đi xét nghiệm chị mới hoảng hồn vì thuốc Đông y nhưng lại pha dexamethason, một dạng corticoid, gây nguy hiểm nếu vô tình dùng lâu.

Theo lời kể của chị Thu thì cả hai cô con gái nhà chị đều lười ăn, đặc biệt bé thứ 2 thuộc dạng suy dinh dưỡng, đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 14 kg. Chị đã đưa con đi khám Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhưng tình hình không mấy cải thiện.

Tháng 7 vừa rồi, chị được một người hàng xóm giới thiệu về một nhà thuốc Đông y tại Đà Nẵng có bán thuốc giúp trẻ hay ăn, tăng cân. Gọi điện đến thì được người trả lời giới thiệu tên là Lợi, bác sĩ Đông y ở một bệnh viện Nhà nước ở Đà Nẵng đã nghỉ hưu và gia đình có 10 đời làm thuốc.

Chị Thu đặt mua 4 chai nhựa (500ml/chai) hết 1,4 triệu cho cả bé 5 tuổi và cháu lớn 12 tuổi cùng uống. Ngày chị cho con uống 2 lần, mỗi lần 5ml. Sau khi uống hết 3 chai thì chị thấy có sự khác biệt rõ. Bé đầu ăn khỏe hơn hẳn, bình thường một bát cơm ăn mãi không hết, đến khi uống thuốc vào thì ăn liền 3 bát cơm, chưa kể còn ăn nhiều thứ khác như bánh, xúc xích. Trong một tháng cháu lên 5 kg.

 

“Thấy con lên cân nhanh mình mừng lắm. Đến cháu thứ hai mình hơi nghi nghi vì cháu không ăn nhiều như chị nhưng cũng lên được 3 kg, mặt căng ra, tròn, có cảm giác hơi phù, cổ và vai dày lên, đặc biệt là ria mép rậm hơn hẳn”, chị Thu cho biết.

Kết quả kiểm nghiệm phát hiện dexamethason với hàm lượng 2,86mg/100ml. Ảnh:N.P

Thành phần mập mờ, viên tuần hoàn não Thái Dương vi phạm Luật ATTP?

“Dù đã có qui định cụ thể nhưng trên bao bì cũng như hướng dẫn sử dụng của Thực phẩm chức năng viên nang Tuần hoàn não Thái Dương không hề ghi định lượng, liều lượng các thành phần chính.

Phản ánh thông qua đường dây nóng Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (0938 766 888), bà Nguyễn Thị T. (Hà Nội) cho biết: bà thường xuyên dùng sản phẩm thực phẩm chức năng viên nang Tuần hoàn não Thái Dương của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương.

Theo thông tin được ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng, sản phẩm viên nang Tuần noàn não Thái Dương của Công ty CP Sao Thái Dương được: “Dùng cho người thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, người xơ vữa động mạch, người đau di chứng mạch máu não”.

Sản phẩm thực phẩm chức năng viên nang Tuần hoàn não Thái Dương.

Thuốc nội “dìm” nhau

Không thể không nói đến lý do nội tại khiến thuốc nội yếu thế trên thị trường: Đó là tình trạng sản xuất cạnh tranh không lành mạnh. Muốn có lợi nhuận xổi nên các Cty sẵn sàng “thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào”.

Nhiều bệnh nhân vẫn sính dùng thuốc ngoại.

Bé 2 tháng tuổi ngộ độc chì vì uống thuốc cam

Con trai mới sinh ngày nào cũng đi ngoài 5-6 lần ra toàn bột, chị Long (37 tuổi, Vĩnh Phúc) nghĩ bé bị tiêu chảy nên cho uống thuốc cam. Đến khi bé nhập viện vì viêm phổi, chị mới ngỡ ngàng khi biết con bị ngộ độc chì cấp.

Bị ngộ độc chì từ quá nhỏ, cháu bé có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng tới não. Ảnh: N.P.

Tự mua thuốc trị cảm, bé gái bị sốc phản vệ

 

Thấy trong người mệt mỏi, có biểu hiện sốt kèm theo những cơn ho bé P.U. đã tự đi mua thuốc về uống. Chưa đầy hai tiếng sau, bệnh nhi đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

 

Thông tin từ bệnh viện Nhi Đồng 1 – ngày 15/9 cho biết, bệnh viện này vừa tiếp nhận điều trị cho trường hợp của bé gái P.H.P.U. (11 tuổi, ngụ tại quận 3, TPHCM). Bé nhập viện trong tình trạng lừ đừ, tay chân lạnh, mạch và huyết áp rối loạn…

Nhờ được điều tị tích cực bé gái đã qua được nguy kịch

Quảng Ngãi tiêu hủy thuốc đông dược nhập lậu

Sáng ngày 12/9, Thanh tra y tế tỉnh Quảng Ngãi, Công an tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành tiêu hủy 22 loại thuốc đông dược với số lượng hơn 1000 lọ, hộp thuốc cùng trên 1800 viên thuốc có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập lậu vào Việt Nam.

Trước đó, ngày 23/8/2012, Thanh tra Sở y tế phối hợp với Công an tỉnh Quảng Ngãi đã bất ngờ thanh, kiểm tra phòng khám đông y Trung Quốc Vượng Phát ở số 292 Phan Đình Phùng, TP Quảng Ngãi do ông Nguyễn Tài Hùng làm chủ và bác sĩ người Trung Quốc tên là Long Ju làm công tác chuyên môn. Mặc dù trong giấy phép đăng ký kinh doanh, phòng khám này không được kinh doanh buôn bán thuốc dược liệu nhưng tại đây Đoàn thanh tra đã phát hiện đang tàng trữ nhiều loại thuốc đông dược dưới dạng cao đơn hoàn tán được viết bằng tiếng Trung Quốc, không có giấy đăng ký lưu hành, không nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Công nhân đang tiêu hủy thuốc đông dược nhập lậu tại khu xử lý chất thải rắn Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi.