Cụ thể, một số vị thuốc có trộn tạp chất, nhuộm màu và giả mạo như: bạch linh, hoài sơn, thỏ ty tử, hồng hoa. Một số vị thuốc có lẫn nhiều tạp chất như: bá tử nhân, tế tân, viễn chí, hòe hoa, phòng phong, uy linh tiên, tần giao, kim ngân hoa.
Một số vị thuốc bị nhầm lẫn loài như: dây đau xương, tang ký sinh, ý dĩ, thăng ma, hoàng kỳ. Ngoài ra còn một số vị thuốc sử dụng không đúng bộ phận dùng như: kim ngân hoa (sử dụng kim ngân đằng), liên nhục (dùng nắp hạt sen), phục thần (dùng bạch linh).Y tế vừa có văn bản yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường kiểm tra và quản lý chất lượng dược liệu, thuốc y học cổ truyền vì có nhiều loại kém chất lượng, giả mạo.
Ngoài ra, một số vị thuốc được sử dụng có hàm lượng hoạt chất thấp như: đảng sâm, hoàng cầm, hương hoạt, hà thủ ô đỏ, hoàng bá, đan sâm, ngưu tất, nhục thung dung…
Trước tình trạng này, Bộ Y tế đề nghị sở y tế tỉnh, thành phố triển khai tăng cường quản lý chất lượng dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trong các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
Vụ Y Dược cổ truyền cũng yêu cầu phải làm kiểm nghiệm các vị thuốc có tạp chất và nhuộm phẩm màu gồm: vị thuốc hồng hoa, bạch linh, thỏ ty tử, hoài sơn. Chỉ khi nào có kết quả kiểm nghiệm cho thấy các vị thuốc này đạt tiêu chuẩn thì các đơn vị mới được sử dụng để kê đơn, bốc thuốc cho người bệnh.
Các đơn vị trên cần khẩn trương tiến hành kiểm tra chất lượng dược liệu, thuốc đông y trong các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn, chú trọng kiểm tra những vị thuốc nêu trên và báo cáo kết quả về Bộ Y tế trước ngày 30/10/2012./.
Trước đó, cuối năm 2009, trong một đợt lấy mẫu dược liệu xét nghiệm của Viện kiểm nghiệm thuốc TƯ (từ tháng 7 đến tháng 10/2009), đã xách định được 25/57 mẫu Chi tử có chứa chất cấm độc hại Rhodamine – một chất dùng để nhuộm quần áo, cấm tuyệt đối trong thực phẩm và thuốc vì độc hại cho cơ thể.. Các mẫu Chi tử này được lấy rải rác tại nhiều cửa hàng thuốc đông y trên địa bàn Hà Nội như phố Lãn Ông, Ninh Hiệp (Gia Lâm)…
Viện kiểm nghiệm thuốc TƯ cũng hướng dẫn người dân phân biệt giữa chi tử nhuộm và không nhuộm Rhodamine B bằng mắt thường. Cụ thể, chi tử tự nhiên thường có màu vàng sẫm hoặc vàng nhạt, vàng nâu. Còn Chi tử được nhuộm Rhodamine B thì có màu nâu đỏ sẫm hơn.
Chi tử là vị thuốc dùng trong đông y khá phổ biến, có màu vàng nâu đất, thơm và có tác dụng chữa thanh nhiệt, tá hỏa, lợi tiểu tiện, cầm máu. Không chỉ có công dụng trong chữa bệnh, màu vàng nâu của Chi tử còn được dùng để làm màu nhuộm thức ăn, lên màu rất đẹp mà không gây độc hại.
Tú Anh – Dân trí