Trang chủ » Thông tin » Thông tin trong ngành »
Thông tin trong ngành
Thuốc “hồi xuân” hay “hại xuân”?
Gần đây, xuất hiện rất nhiều sản phẩm thuốc hồi xuân được quảng cáo như thần dược giúp chị em “chống lại tuổi già”. Thực tế, các loại thuốc đó có công hiệu?

Nhiều người nhập viện vì nuốt đậu đen
Tin đồn nuốt 49 hạt đậu đen chữa bách bệnh khiến phong trào dùng loại hạt này nở rộ khắp nơi. Chưa có ai thoát khỏi những căn bệnh mà y học bó tay thì đã xuất hiện những người dùng đậu phải vào viện cấp cứu.

Thực phẩm chức năng hỗ trợ sinh lý: “Mượn” danh bác sĩ để quảng cáo
Tuy sản phẩm là thực phẩm chức năng hỗ trợ sinh lý cho phụ nữ và nam giới, nhưng nhiều công ty đã “mượn” tên và hình ảnh của bác sĩ để quảng cáo cho sản phẩm gây không ít ngộ nhận cho người tiêu dùng đó là thuốc.

Hơn 1000 bệnh nhân được điều trị bằng Methadone
(HNMO) – Theo số liệu từ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Sở Y tế Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2012, Hà Nội là một trong 5 tỉnh có số người nhiễm HIV lũy tích cao nhất cả nước. Các trường hợp mới phát hiện nhiễm HIV chủ yếu trong nhóm nghiện chích ma túy, nhưng đang có xu hướng gia tăng ở bệnh nhân lao và qua quan hệ tình dục không an toàn.

Thalidomide – Thảm họa đen tối nhất lịch sử y dược thế giới
Vụ bê bối được xem là thảm họa ấy xảy ra cách đây gần 50 năm, với hàng ngàn nạn nhân bị ảnh hưởng, bị dị tật do tác dụng phụ của loại thuốc trị “bá bệnh”. Đã có nhiều phiên tòa được mở liên quan đến vụ bê bối này, nhưng nhà sản xuất thuốc vẫn khăng khăng chối bỏ trách nhiệm của mình. Mãi đến ngày 31/8 vừa qua, nhà sản xuất loại thuốc chứa chất độc hại thalidomide ấy mới chịu đưa ra lời xin lỗi đầu tiên. Nhưng xin lỗi không thôi chưa đủ.

Bác sĩ viết chữ xấu có thể khiến bệnh nhân tử vong
Chữ viết của giới bác sĩ luôn mang đến những rắc rối cho người bệnh, đặc biệt là mua thuốc theo kê đơn, có thể khiến người bệnh sử dụng sai thuốc hoặc không đúng liều.
Bác sĩ viết chữ xấu là một vấn nạn ở Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác (Nguồn: AFP)

Thuốc nội “dìm” nhau
Không thể không nói đến lý do nội tại khiến thuốc nội yếu thế trên thị trường: Đó là tình trạng sản xuất cạnh tranh không lành mạnh. Muốn có lợi nhuận xổi nên các Cty sẵn sàng “thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào”.
Nhiều bệnh nhân vẫn sính dùng thuốc ngoại.

Tự mua thuốc trị cảm, bé gái bị sốc phản vệ
Thấy trong người mệt mỏi, có biểu hiện sốt kèm theo những cơn ho bé P.U. đã tự đi mua thuốc về uống. Chưa đầy hai tiếng sau, bệnh nhi đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Thông tin từ bệnh viện Nhi Đồng 1 – ngày 15/9 cho biết, bệnh viện này vừa tiếp nhận điều trị cho trường hợp của bé gái P.H.P.U. (11 tuổi, ngụ tại quận 3, TPHCM). Bé nhập viện trong tình trạng lừ đừ, tay chân lạnh, mạch và huyết áp rối loạn…
Nhờ được điều tị tích cực bé gái đã qua được nguy kịch

Giám sát giá thuốc đấu thầu: Quá khó!
Lâu nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) đại diện cho người bệnh chi tiền mua thuốc nhưng trong tình trạng chạy theo thanh toán chứ không được tham gia lựa chọn về chất lượng và giá cả. Trong khi đó, nhiều loại thuốc cung ứng vào bệnh viện (BV) chênh lệch rất lớn với cùng một sản phẩm khiến người bệnh không biết đâu là giá thực.
“Chiêu” chỉ định thầu
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó ban Dược và Vật tư y tế (BHXH Việt Nam) cho biết, trong quá trình đấu thầu, thuốc được lựa chọn lại phụ thuộc vào mối quan hệ của bên tham gia thầu với phía xét thầu. Bên gọi thầu sẽ đưa ra các tiêu chí với các chi tiết cụ thể về đặc điểm nhằm nhắm đến sản phẩm mà chỉ riêng hãng đó có.
Phía xét thầu cũng đưa một số tiêu chí đánh giá do chủ quan của người có “thẩm quyền” xét thầu nhằm chỉ số ít, thậm chí chỉ một nhà thầu đáp ứng (ví dụ như tiêu chí: có chi nhánh trên khắp các huyện/thành phố; có tham gia dự trữ thuốc phòng chống thiên tai trong tỉnh).
Khó biết đâu là giá thật khi một loại thuốc được đấu thầu với giá khác nhau – Ảnh: Ngọc Thắng

Ginkgo biloba không có tác dụng phòng Alzheimer
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Pháp đăng trên tạp chí The Lancet Neurology đã chỉ ra rằng thảo dược ginkgo biloba (cây bạch quả) của Trung Quốc, vốn được quảng bá là có tác dụng cải thiện trí nhớ và làm gia tăng độ minh mẫn, không hề có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh Alzheimer.
Thảo dược ginkgo biloba
