Trang chủ » Thông tin » Thông tin thuốc an toàn »
Thông tin thuốc an toàn
Uống thuốc hen, thai phụ tử vong vì phù phổi
Được khám và cho thuốc trị hen suyễn khó thở ở nhà riêng BS trường trạm y tế xã vào buổi chiều nhưng đến tối, thai phụ mang thai 8 tháng khó thở nặng và tử vong sau 15 phút nhập viện.
Trao đổi với Dân trí qua điện thoại sáng 16/9, BS CKI Hoàng Văn Thám, Giám đốc BV Đa khoa Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) cho biết, bệnh nhân Trương Thị Gái (35 tuổi, trú thôn Phú Cường, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, TT – Huế) mang thai 31 tuần được đưa vào khoa cấp cứu BV Đa khoa Chân Mây lúc 19h45’ ngày 8/9 trong tình trạng khó thở nhiều. Bệnh nhân được cho thở oxy và cho chích thuốc ngay lập tức. Nhưng bệnh đã sùi bọt hồng ở miệng. Đúng 15 phút sau, vào 20h thì chị Gái tử vong.
Trước đó, 16h30’ khi chị Gái kêu khó thở thì được người nhà chở đến nhà BS Nguyễn Đằng, Trạm trưởng y tế xã Lộc Thủy, để khám. BS này sau khi khám xong, đã bán một túi thuốc cho người bệnh rồi bảo về nhà nghỉ ngơi, và có kèm theo hướng dẫn người nhà đi mượn máy khí dung để thở. Bệnh nhân bị bệnh hen suyễn nên thường xuyên đến khám ở đây.
Sau khi nạn nhân qua đời, bệnh viện Đa khoa Chân Mây đã giải thích với người nhà bệnh nhân là do bệnh nguy kịch, cứu nặng, không thể cứu khỏi. Người nhà đã đồng tình với các bác sĩ ở đây. Sau đó, bệnh viện đã đưa xe chở bệnh về nhà, đồng thời sau đó đã đến thăm hỏi gia đình.
3 đứa con của chị Gái đã mất mẹ
Quý ông rối loạn vì rượu ‘thần dược cương dương’
Hiện nay, không ít nam giới muốn “tăng cường bản lĩnh” bằng cách dùng các loại rượu ngâm thực vật và động vật. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên nhiều tai họa khó lường.
Nhập viện, tử vong vì rượu ngâm cây mật nhân
Theo thông tin bác sĩ Nguyễn Xuân Tạo, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng, cho biết vào chiều ngày 15/9, thì sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân Nguyễn Quang Hướng (54 tuổi, ngụ thị trấn Nam Ban, H.Lâm Hà, Lâm Đồng) đã qua cơn nguy kịch.
Ông Hướng đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng.
Bệnh nhân liên tiếp nhập viện vì tự ý sử dụng thuốc chữa bệnh
Chỉ hơn 1 tháng, 3 người dân ở thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã phải nhập viện trong tình trạng khó thở, chóng mặt, phù toàn thân sau khi sử dụng thuốc mua tại đại lý thuốc Sơn Hà (tổ dân phố 4, thị trấn Vũ Quang).
Bà Ngô Thị Hồng (81 tuổi, ở tổ dân phố 1, thị trấn Vũ Quang) đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Quang cho biết: “Ngày 30/8, tôi bị cảm cúm nên đã ra mua thuốc tại đại lý thuốc Sơn Hà. Sau khi uống được khoảng 30 phút thì tôi thấy chóng mặt, người nổi ngứa. Sau đó, ra đại lý thuốc để hỏi thì họ bán tiếp cho tôi 10 viên thuốc lợi tiểu. Nhưng vẫn không đỡ mà người càng mệt thêm. Ngay sau đó, tôi được đưa vào bệnh viện lúc đó tôi mới biết là do dị ứng với thuốc”.
Hiện sức khỏe của bà Hồng đã dần ổn định
Tác dụng phụ nghiêm trọng của một số thuốc thường dùng
Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa có các thông báo cảnh báo một số thuốc thường dùng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Các thông tin mới này không có nghĩa là mang tới một sự lo lắng cho người sử dụng, cũng không phải để khuyến khích họ lựa chọn sang các loại thuốc khác mà nó có ý nghĩa quan trọng để giúp mọi người nhận biết và phản ứng nhanh với các triệu chứng ban đầu của các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, trong đó có khả năng gây tử vong do thuốc…
Thuốc hạ sốt, giảm đau acetaminophen
Thông báo ngày 1/8/2013 cho biết, thuốc acetaminophen (paracetamol) là thuốc hạ sốt, giảm đau đang được dùng rất phổ biến để điều trị đau và sốt, có mặt rộng rãi trong nhiều đơn thuốc cũng như người bệnh tự sử dụng. Hoạt chất này cũng thường được phối hợp với các loại thuốc khác (bao gồm cả thuốc phiện) và các loại thuốc để điều trị cảm lạnh, ho, dị ứng, đau đầu và khó ngủ… có thể gây ra những phản ứng da nghiêm trọng. Đó là hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), viêm da do phản ứng cấp tính (AGEP) có thể gây tử vong.
Xác định thêm tác dụng tốt của 2 loại thuốc: Clomiphene và Toremifene
Hai loại thuốc clomiphene (trị vô sinh) và toremifene (trị ung thư vú) có tác dụng rất tốt trong việc giảm bệnh viêm nhiễm bởi virut Ebola, đặc biệt là ngăn ngừa việc truyền RNA của loại virut này vào trong cytoplasm tế bào con người.
Clomiphene và Toremifene
Phát hiện bốn loại nước giảm cân chứa chất độc hại
Cơ quan Khoa học về Sức khỏe (HSA) của Singapore vừa thông báo, các cuộc kiểm định tại phòng thí nghiệm cho thấy bốn loại nước uống VTOX Trim Up, BONJOUR, CURVY Pearl Beauty slimming orange juice và V12 Fruit Slimming có chứa hoạt chất Sibutramine độc hại.
Dối trá khi lưu hành thuốc – Hậu quả khó lường
Nhằm nâng cao thương hiệu để tăng lợi nhuận, nhiều hãng dược đã không từ mọi thủ đoạn, thậm chí là lừa lọc, dối trá khách hàng và cơ quan chức năng khi nói về công dụng thật của thuốc. Điều này đã gây nhiều tai họa khôn lường cho người sử dụng.
Telithromycin được thử nghiệm lâm sàng năm 1998 và được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho lưu hành năm 2004. Khi đó, nhà sản xuất thuốc trên gắn cho telithromycin rất nhiều tính ưu việt: Có phổ kháng khuẩn rất rộng với vi khuẩn (VK) Gram dương (+), hiếu khí (S.pneumioniae), VK gram âm (-), hiếu khí (H. influenzae, M.catarrhalis và các vi sinh vật khác như C.pneumoniae, M.pneumoniae… đặc biệt với cả S.pneumoniae kể cả loại đã kháng penicillin. Đồng thời, có cường độ tác dụng rất mạnh do có tốc độ hấp thu nhanh, tỷ lệ hấp thu gần như hoàn toàn, đạt được nồng độ đỉnh cao, sớm ổn định, phân phối rất nhanh vào các mô, bạch cầu và đại thực bào và nồng độ tại đó cao gấp nhiều lần trong máu nên diệt tốt VK trong nội bào. Đặc biệt, người suy gan vẫn có thể dùng được loại thuốc này vì khi suy gan, sự thải trừ qua đường mật bị suy giảm, thì được bù trừ bằng cách tăng sự thải trừ qua đường thận.
Trong một số trường hợp khi sử dụng telithromycin có thể gây suy gan.
Thêm công dụng mới cho thuốc điều trị khớp simponi
Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa thông qua công dụng mới của thuốc tiêm simponi (golimumab) để điều trị viêm loét đại tràng
Thuốc mới trị ốm nghén
Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt loại thuốc Diclegis (doxylamine succinate and pyridoxine hydrochloride) để điều trị chứng buồn nôn và ói mửa ở phụ nữ mang thai khi ốm nghén.
(ảnh minh họa)
Tecfidera – Thuốc cũ, tác dụng mới
Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã chấp thuận thuốc tecfidera (dimethyl fumarate) viên để điều trị bệnh đa xơ cứng (MS). Người ta cho rằng, MS là một loại phản ứng miễn dịch bất thường có hướng chống lại hệ thần kinh trung ương, làm gián đoạn thông tin liên lạc giữa não và các bộ phận khác của cơ thể.